6. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi của Tô Hoài
Theo Nguyễn Đăng Điệp: “Nói đến Tô Hoài không thể không mói đến tài năng sử dụng ngôn ngữ của ông. Tô Hoài rất ít khi dùng đến thứ ngôn ngữ óng ả, ắc mùi sách vở, chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống, nhưng đó là thứ ngôn
ngữ chắt lọc”.
Tô Hoài làm rất nhiều nghề: thợ cửi, dạy tư, bán giày, phụ kế toán hiệu buôn… Chính những công việc này của Tô Hoài cũng là một kiểu đi thực tế giúp ông tích lũy thêm kinh nghiệm, am hiểu về cuộc sống đời thường bình dị của con người lao động. Ngoài ra, ông còn có sở thích đọc báo, đọc sách, xem những bản tin thời sự. Có lẽ điều này trau dồi thêm vốn ngôn từ của nhà văn. Chả thế mà ta thấy ngôn ngữ của nhà văn hết sức đa dạng nhưng vẫn rất gần gũi mang đậm nét văn hóa của người dân Việt Nam.
Tô Hoài là một người có sức tự học hết sức bền bỉ ít có nhà văn nào có được. Ông là người có vốn sống phong phú ở mọi vùng miền của Tổ Quốc. Hơn 60 năm qua, Tô Hoài đã đi khắp các vùng miền từ Hà Nội lên đến Tây Bắc đến Tây Nguyên xuống đến đồng bằng. Trong suốt thời gian hoạt động của mình Tô Hoài luôn luôn ghi chép. Ông ghi chép lại tất cả từ sự việc nhỏ nhất.
Tô Hoài là người có quan niệm về sức nghiêm túc về nghề viết văn. Đề tài về thiếu nhi là một trong những đề tài được đông đảo các nhà văn chú ý. Nhưng Tô Hoài được coi là nhà văn có công đặt viên gạch đầu tiên dựng nên ngôi nhà văn học thiếu nhi hiện đại. Mảng truyện viết về thiếu nhi là một trong những thành công đầu tiên trong cuộc đời viết văn của ông. Nó thành công ngoài sức tưởng tượng của nhà văn. Trong những trang văn viết cho thiếu nhi, Tô Hoài là một người tuy trưởng thành nhưng ông luôn vô tư, hóm hỉnh hài hước. Ông hóa thân thành người bạn cùng trang lứa với các em với lối suy nghĩ tinh nghịch. Ngòi bút của ông đã mang đến cho các em những câu chuyện sinh động của cuộc sống thường ngày.Vũ Ngọc Phan viết: “ Những truyện nhi đồng của
ông có cái đặc sắc là rất linh động và dí dỏm” Tô Hoài là nhà văn của thiếu nhi.
Ông đã chinh phục bạn đọc nhỏ tuổi bằng những câu chuyện đời thường, giản dị mà sâu lắng.
Tô Hoài còn có sở trường viết về loài vật. Vương Trí Nhàn có lời nhận xét: “Tô Hoài lõi đời, sành sỏi con ruồi bay qua cũng không lọt khỏi mắt”
Thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo. Thế giới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về loài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài.
Trong suy nghĩ của ông những con vật mang đầy đủ đặc điểm tính cách của một con người: Biết yêu thương, ghét bỏ, có sở thích và đặc biệt có khả năng trò chuyện với nhau như với con người. Cách kể chuyện của ông rất tự nhiên, có duyên và sinh động.
Để có được những trang vết hết sức sức sinh động như vậy không thể không nói đến khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo, có tấm lòng thực sự yêu thương, và hòa mình vào cuộc sống của thế giới nhân vật của mình. Hà Minh Đức khẳng định: “Tô Hoài có một năng lực đặc biệt và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”.
Các tác phẩm của ông có sức sáng tạo rất lớn, ngòi bút sinh động của ông đã khám phá cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn bé nhỏ nhưng mang trong mình một xứ mệnh lớn là đi tìm thế giới đại đồng. Những câu chuyện viết về loài vật chứa đựng trong đó những giá trị tư tưởng, những bài học của cuộc sống. Qua đó người đọc có thể tự hoàn thiện mình nhân cách của mình hơn. Giọng của ông hiền lành, trong trẻo, hồn nhiên gần gũi. Việc sử dụng ngôn ngữ của ông giản dị, dễ hiểu phù hợp với mọi lứa tuổi từ thiếu nhi cho đến người lớn tuổi.
Để xây dựng thành công hệ thống nhân vật phong phú đa dạng của mình, Tô Hoài đã sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả. Miêu tả chú gà lúc tuổi thanh niên “Màu sắc trên bộ mã sẫm lại, đen thì đen biếc, trắng thành trắng bạch và
đỏ trở nên đỏ khé”. Miêu tả màu sắc kì dị của bộ lông mèo mướp: “Nó vừa
trắng màu lụa, vừa xám màu tro, lại vừa đen xỉn”, loài chuột có: “bộ lông xám
tro”,loài gà ri lúc bé thì “gày gò, ốm yếu” đến khi trưởng thành thì lại “cường
tráng, to khỏe”…. Ngòi bút của Tô Hoài biến đổi sinh động, linh hoạt khi miêu
tả các nhân vật của mình khiến độc giả hình dung ra hình dáng và tính cách của các nhân vật.
Góp phần tạo nên những thành công đó tác giả đã sử dụng triệt để hai biện pháp tu tu từ nghệ thuật nhân hóa: “thím vịt”, “cậu gà ri”, “nàng là một ả Kiều
già”, “chị mái già”, “anh gà gáy”, “chú Dế Choắt”, “anh Dế Mèn”… và so
sánh: “Mèo lừ lừ và nghiêm nghị tựa một thày giáo nhà dòng, trên mình có khoác
bộ áo thâm”, “Hắn bước từ tốn và uyển chuyển như một con hổ nhỏ”, “Những
con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, chỉ to hơn cái trứng một tí”, “Người loắt
choắt, bé chưa bằng gi cam, mà lại bé hơn cả chim sẻ”… Nhờ vậy mà. Những
lối ví von so sánh như vậy khiến cho ngôn ngữ trong tác phẩm giàu hình ảnh, sống động và rất độc đáo. Nhờ có biện pháp nghệ thuật nhân hóa mà các nhân vật trong truyện mang những đặc điểm tính cách của con người. Trong mỗi trang viết của ông, người đọc như dõi theo từng bước chân và cử chỉ của nhân vật.
Ngôn từ trong các tác phẩm của Tô Hoài là ngôn từ mang đậm dấu ấn của từ Thuần việt. Thứ ngôn ngữ rất đời thường của quần chúng qua lăng kính của mình Tô Hoài đã biến nó thành ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là “thứ ngôn ngữ phong phú trong sáng mà giản dị, giàu chất khẩu ngữ” (Theo Trần Đăng Suyền).
Trong khi làm những công việc thường ngày, Tô Hoài đã học hỏi, tích lũy và thu lượm hay nói cách khác là sự chắt lọc tiếng nói của dân gian, của sách vở. Ngôn từ chau chuốt đó là thành quả của sự quan sát tinh tế và việc ông chịu khó tỉ mỉ ghi chép lại.