Ngữ nghĩa khái quát của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 58 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Ngữ nghĩa khái quát của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm của

xét về mặt ngữ nghĩa

2.2.1. Ngữ nghĩa khái quát của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm của Tô Hoài Hoài

Mục đích quan trọng của so sánh là phát hiện được sự đồng nhất hay khác biệt về cả thuộc tính giữa hai sự vật đem ra so sánh. Căn cứ vào ý nghĩa của từ ngữ so sánh (tss) và kết quả so sánh, có thể chia cấu trúc so sánh thành hai kiểu, đó là: so sánh đồng nhất và so sánh dị biệt.

2.2.1.1. So sánh đồng nhất

So sánh đồng nhất là “kiểu so sánh giữa những sự vật, hiện tượng có các đặc

điểm, thuộc tính giống nhau” [49, tr.90]. Kiểu so sánh này bao gồm hai loại nhỏ,

đó là so sánh tương tựso sánh ngang bằng. Ta dễ dàng nhận diện được hai kiểu so sánh này nhờ vào những từ ngữ so sánh được dùng trong cấu trúc:

* So sánh tương tự:“là kiểu so sánh thường có những từ so sánh như, như là, như thể, tỉ như, giống như, tựa như, tựa, kém gì, hơn gì, khác già…mang tính giả định” [49, tr.90].

Ví dụ 48: Hai mắt mèo tròn và quắc như đôi hòn bi ve để dưới ánh mặt trời.

[37, tr.24].

Ở đây, vế so sánh và vế được so sánh là hai đối tượng khác nhau, cụ thể đó là:hai mắt mèo đôi hòn bi ve. Hai đối tượng này có điểm tương đồng: tròn

quắc khi có ánh mặt trời chiếu vào.

Ví dụ 49: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như

hai lưỡi liềm máy làm việc [37, tr.169].

* So sánh ngang bằng: “là loại so sánh thường có những từ so sánh, như

bằng, là… mang tính khẳng định cao” [49, tr.90]. Cũng tùy thuộc vào từ so sánh chuyên dụng trong cấu trúc so sánh, loại so sánh ngang bằng lại có thể chia thành các loại nhỏ hơn. Ví dụ: so sánh ngang bằng có chứa từ bằng, so sánh ngang bằng có chứa từ

Ví dụ 50: Ông trăng to bằng cái mẹt bánh đúc và vành vạnh trên nền trời trong [35, tr.269].

Ví dụ 51: Thằng biệt kích là thằng trộm cướp, nó chúa hay nhìn trộm [38, tr.129].

2.2.1.2. So sánh dị biệt

So sánh dị biệt “là kiểu so sánh giữa các sự vật hiện tượng mang những

đặc điểm tính chất khác nhau” [49, tr.90]. So sánh dị biệt có thể chia thành hai

* So sánh dị biệt hơn“là kiểu so sánh giữa các sự vật hiện tượng mang những đặc điểm, tính chất khác nhau, được biểu hiện bằng các từ ngữ so

sánh như nhất, nhị, hơn, còn hơn” [49, tr.90]. So sánh dị biệt hơn lại bao

gồm hai kiểu loại nhỏ, đó là so sánh dị biệt hơn tuyệt đối so sánh dị biệt hơn tương đối

- So sánh dị biệt hơn tuyệt đối“là kiểu so sánh thường được biểu hiện bằng

những từ so sánh như: nhất (A), nhì (B), tam, tứ…, thứ nhất (A), thứ nhì (B)…”

[49, tr.90]. Thông thường trong dạng kết cấu này, A và B được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá.

Ví dụ 52: Nhất cận thị, nhị cận giang [49, tr.90].

Trong ví dụ trên, các từ so sánh là nhất, nhị. Với lối so sánh hơn tuyệt đối này, cấu trúc so sánh đã phản ánh phần nào quan niệm, văn hóa dân gian về vai trò, tầm quan trọng của các đối tượng được nói đến bằng cách sắp xếp chúng theo thứ tự: nhất, nhị. Với kiểu so sánh dị biệt hơn tuyệt đối này, không có câu nào được sử dụng trong tác phẩm.

- So sánh hơn tương đối “là kiểu so sánh thường được biểu hiện bằng từ

chuyên dụng, như: hơn, còn hơn và các phương tiện ngôn ngữ lâm thời khác”

[49, tr.91].

Ví dụ 53: Ta lên đường một mình mà sau này nổi tiếng ắt hẳn còn rạng rỡ

hơn ông Dế Mèn [35, tr.431].

Ví dụ 54: Bốn chiếc trứng nhỉnh hơn bốn củ lạc lớn, màu trắng đục có lốm

đốm nâu, nằm đều đặn, gọn thon lỏn trong lòng tổ[37, tr.31].

* So sánh dị biệt kém “là kiểu so sánh thường dùng những từ chuyên dụng:

thua kém, không bằng, sao bằng, chẳng bằng, không tày” [49, tr.90].

Ví dụ 55: Cái gan của bọn này chưa to bằng gan con muỗi [35, tr.316]. Ví dụ 56: Hai cái bóng bé quá, chụm lại với nhau chưa bằng được một

Dưới đây là bẳng số lần xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh:

Bảng 2.4. Các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh Các kiểu cấu cấu trúc so sánh Số

lượt Tỉ lệ % So sánh đồng nhất So sánh tương tự 587 79.7 So sánh ngang bằng 105 14.3 So sánh dị biệt So sánh dị biệt hơn

So sánh dị biệt hơn tuyệt đối 0 0 So sánh dị biệt hơn tương đối 28 3.8

So sánh dị biệt kém 16 2.2

Tổng 736 100

Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét

Căn cứ vào ý nghĩa của từ so sánh (tss), có thể chia cấu trúc so sánh trong tiếng Việt thành hai kiểu nhỏ là so sánh đồng nhấtso sánh dị biệt. So sánh đồng nhất lại bao gồm so sánh tương tự và so sánh ngang bằng. So sánh dị biệt cũng bao gồm so sánh dị biệt hơn và so sánh dị biệt kém. Mỗi tiểu loại cấu trúc so sánh này có những từ ngữ so sánh chuyên dụng khác nhau.

2.2.1.3. Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

Các từ biểu thị quan hệ so sánh như: như, tựa như, y như, bằng, là, hơn,

kém, không giống, nhất, giống như cũng như. Đây là những từ quan trọng của

hai vế so sánh: Cái được so sánh và cái so sánh giúp cho hai vế này tìm ra được nét chung. Dưới đây là bảng tần số xuất hiện của các từ biểu thị quan hệ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.

Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét:

Trong các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trên. Từ biểu thị quan hệ so sánh

như được sử dụng nhiều nhất. Từ bằng, là được sử dụng ít hơn, từ hơn, kém sử dụng không nhiều. Những từ ngữ còn lại được sử dụng rất ít tựa như, y như, giống

như, cũng như. Trong đó từ không giống và từ nhất được sử dụng ít nhất. Các từ ngữ này góp phần làm cho các kiểu cấu trúc so sánh trở nên đa dạng, phong phú hơn. Đồng thời thể hiện được hết dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Bảng 2.5. Tần xuất các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

STT Từ ngữ so sánh Số lượt Tỉ lệ 1 Như 564 76.1 2 Tựa như 9 1.2 3 Y như 4 0.5 4 Bằng 40 5.4 5 Là 65 8.8 6 Hơn 28 3.8 7 Kém 16 2.2 8 Không giống 1 0.1 9 Nhất 4 0.5 10 Giống như 4 0.5 11 Cũng như 6 0.8 Tổng 741 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)