Bộc lộ đặc điểm của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 65 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Bộc lộ đặc điểm của nhân vật

Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh góp phần làm cho các nhân vật của tác giả hiện lên một cách sinh động, chân thực, gần gũi với con người. Từ những con vật nhỏ bé: Dế Mèn, dế Choắt, những gã chuột…cho đến những con vật lớn hơn: con hổ, con voi, cá sấu…Tất cả hiện lên một cách rất lạ lùng. Những con

mèo mướp được so sánh với thầy giáo để làm nổi bật lên vẻ lừ lừ và nghiêm nghị của chú mèo: “Mèo lừ lừ và nghiêm nghị tựa một thày giáo nhà dòng, trên mình

có khoác bộ áo thâm” (O chuột). Mụ mẹ ngan được so sánh với một người đàn

bà đụn và hiền: “Mụ mẹ ngan, lờ đờ như một người đàn bà đụn và hiền, lúc nào

cũng như mải nghĩ ngợi một điều gì ở tận đâu đâu” (Tuổi trẻ). So sánh để làm

nổi bật cái tính cách chung là thích yêu của loài gà với con người lúc tuổi thanh xuân: “Nó có cái tật mê gái, như cái tính chung của loài gà - cả của loài người

- khi mới lớn lên” (Tuổi trẻ).Với sự quan sát tinh tế vẽ lên hình dáng của một gã

chuột bạch: “Gã chỉ bé bằng một quả nhót và cũng mũm mĩm như thế” (Truyện

gã chuột bạch).

Trong Những chuyện xa lạ,tác giả so sánh mắt của Sơn Dương với đôi sao hôm đẹp, sáng long lanh, khiến cho chú Dê Bé khát khao và tìm mọi cách để được giống Sơn Dương: “lừ lừ biếc xanh như đôi sao hôm cùng mọc

một lúc”.

Khi miêu tả các nhân vật của mình, tác giả có sự so sánh rất linh hoạt khiến cho những nhân vật mang những đặc tính giống như con người làm nổi bật ý nghĩa sâu xa cho câu chuyện. Trong Bướm rồng bướm ma Tô Hoài miêu tả 2 vẻ đẹp trái ngược nhau. Chú Bướm Rồng có vẻ đẹp thật rực rỡ: “to bằng bông hồng nở. Thân mình và cánh đốm đỏ, nhung đen, trắng lụa, vàng hoa hiên, cả

người rực rỡ múa lên”. Còn chú Bướm ma thì lại xấu xí: “to bằng lá đa, cánh

màu mỡ, lẫn với màu đất ướt nước mưa óng ánh” Một con bướm đẹp rực rỡ

nhưng lạnh lùng, thờ ơ lại được nhân vật tôi rất quý. Còn con Bướm ma tuy xấu xí nhưng lại rất tình cảm. Hàng ngày, nhân vật tôi chờ đợi chú Bướm rồng đến chơi cùng. Những chờ mãi không thấy,chú Bướm ma đã đến động viên nhân vật

tôi. Qua đó, muốn người đọc nhận ra được một triết lý của cuộc sống: Không nên đánh giá sự vật, sự việc qua dáng vẻ bề ngoài,mà nên yêu quý và trân trọng những ai yêu quý mình.

Tác giả so sánh cái dáng đi của gã gà trọi: “Gã bước đi, cái cần cổ gục xuống, hai vai cánh so lên, khệnh khạng, xiêu vẹo như một lão kiết đã nghiện

nặng mà lại còn thiếu cả sái hút”(Một cuộc bể dâu). Dưới ngòi bút của Tô Hoài,

những con vật ấy cũng có tình cảm cá tính, và cả tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới loài vật cuộc sống và số phận của những người nông dân, thợ thủ công hiện lên rõ nét.

Vai trò của biện pháp tu từ so sánh rất quan trọng trong việc bộc lộ đặc điểm của nhân vật. Qua hình tượng con chim gi trong Đôi gi đá người đọc liên tưởng tới hình ảnh người nông dân cần cù, lam lũ: “Ở con chim gi, có hình bóng một thứ người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn - thứ người cần cù lao

động”. Dấu gạch ngang ở đây mang ý nghĩa so sánh giúp bộc lộ đặc điểm của con

chim gi: kiên trì, bền bỉ giống như người dân lao động vậy. Tác giả Tô Hoài so sánh cuộc sống của đôi chim dưới tán lá xanh với cuộc đời của những người dân Nghiã Đô: “Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới khu lá xanh, y như cuộc đời của những người

Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khó trên cái khung củi, trong bốn lũy tre làng”, ngày

ngày làm việc, khi gặp sóng gió thì chia ly tan tác, khổ đau, gợi lên cảm giác bi thương, xót xa. Như vậy, số phận của những con chim kia cũng đáng thương như số phận của con người trong hoàn cảnh của chế độ cũ.

Nổi bật nhất trong tập truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là truyện Dế

Mèn phiêu lưu kí. Đây là một thiên đồng thoại xuất sắc viết cho thiếu nhi. Tác

giả đối lập giữa ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt. Dế Mèn có vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng: “Hai cái răng đen nháng lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp

như hai lưỡi liềm máy làm việc”. còn anh chàng Dế Choắt: “người gầy gò và dài

lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”. Chính thói hung hăng, hống hách của

Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt. Cuối cùng Dế Mèn cũng nhận ra bài học đường đời đầu tiên cho mình: Ở đời mà giữ thói hung hăng hống hách sớm muộn gì cũng rước họa vào thân. Đây là ý nghĩa sâu xa của câu chuyện. Vì truyện đồng thoại không có ý nghĩa trực tiếp mà nó mang ý nghĩa gián tiếp. Qua hình

tượng Dế Mèn nhà văn muốn gửi đến bạn đọc khát vọng cháy bỏng của lớp người trẻ tuổi ước mơ được sống một cuộc sống tự do phóng khoáng, ước mơ được khám phá những vùng đất lạ. Lý tưởng sống về một thế giới đại đồng hòa bình và yên vui.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)