Thể hiện cái tài sử dụng ngôn từ của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 69 - 73)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thể hiện cái tài sử dụng ngôn từ của tác giả

Tô Hoài đã sử dụng những chữ nghĩa thường ngày khi miêu tả các nhân vật của mình, mang lại hiệu quả tạo hình cao: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào

cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” (Dế Mèn phiêu lưu

), “Và những ngón tay múp míp cứ kềnh ra như những cái chân cua càng”,

Tô Hoài đã chắt lọc từ thực tế, từ văn học dân gian, từ tiếng nói của quần chúng lao động. Nhà văn rất chịu khó nhặt nhạnh chữ nghĩa và ông đã cố gắng ghi lại tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh cuộc sống của mình. Cách so sánh của nhà văn rất hay và đặc sắc: “Cái thằng Pháp nó như nước lũ”, “Nhưng sau mỗi lần đánh chặn, Pháp chết, Pháp chạy, nhưng rồi ngày khác nó lại kéo qua, đi đùn đùn

như mỗi đùn”. Dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài thì hạt mưa cũng trở nên sinh

động: “Những giọt mưa to lố nhố như có chân từ đằng xa lộp bộp chạy lại”. Những cậu Rô đực khi gặp cơn mưa đầu mùa được tác giả miêu tả rất hay: “Những cậu Rô đực cường tráng mình dài mốc thếch, suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chui ra khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp rồi dựng vây lên như ta trương cờ, tăng tả đánh ngạnh rạch ngược qua mặt bùn khô khô, nhanh như cóc nhảy

Ngôn ngữ đối thoại được Tô Hoài sử dụng rất nhiều. Có cuộc hội thoại chất chứa nỗi buồn, có cuộc đối thoại là sự hài hước, vui tươi, dí dỏm, và sinh động.Đây là cuộc đối thoại giữa anh Cai Vườn và hai chú ngỗng:

Cai Vườn quát:

- Những quái kia, chưa vào chuồng để ta đóng cửa, còn lẩn thẩn làm gì đó. - Một ngỗng thở dài:

- Ông ơi! Chán lắm.

- Sao mà chán? Chỉ có việc ngày ăn đêm ngủ mà cũng kêu chán. Còn người ta làm quần quật từ sớm đến tối sao không kêu chán.

- Ông ơi! Chúng tôi chán là chúng tôi chán cái thứ khác kia. - Cái gì nói nghe.

- Bây giờ là mùa nực…

- Ừ, mùa nực…Mùa nực thì sao? - Mùa nực thì oi lắm.

- Những bệnh thổ tả của loài người, những bênh dây của bọn thổ tả chúng tôi thường phát sinh về mùa này vì phải ở những nơi lụp xụp, ẩm thấp…

- Phải, nói có vẻ hiểu biết lắm nhỉ. Sao nữa?

- Ông có trông cái chuồng mà chúng tôi ngủ không? Nó bằng cái lỗ mũi. Nó thiếu ánh sáng, thiếu không khí và không có vệ sinh. Vậy mà những một đàn gà, hai ông bà ngan to xù, và hai ngỗng chúng tôi chen nhau trong đó. Cái bệnh dây tai ác sẽ đến chơi dễ dàng lắm. Ông ơi, chúng tôi chán đời lắm. Tối hôm nay không ngủ trong chuồng đâu.

- Chúng tôi ngủ ngoài này. Vào trong ấy, bệnh tật sẽ giết chúng tôi. Mà ở ngoài này quân cáo, quân cầy cũng lôi chúng tôi đi. Đằng nào cũng thế, chúng tôi chết thôi.

- Thôi thôi các mi dài dòng. Vậy, ta hỏi thẳng, các mi muốn gì?

- Ông này đoán giỏi đấy. Chúng tôi muốn ở một cái chuồng khác, chuồng riêng.

Qua cuộc đối thoại trên, người đọc có thể hình dung hai con ngỗng là những kẻ rất khôn khéo, chúng đã đưa ra những lí do chính đáng, hợp lí và cuối cùng ước nguyện của chúng đã thành hiện thực. Trong cuộc đối thoại của mình nhân vật tôi thường xuất hiện, tạo nên sự hấp dẫn và linh hoạt trong mạch truyện.Tô Hoài đã sử dụng những từ ngữ xưng hô rất linh hoạt trong các cuộc hội thoại.Ban đầu, Dế Mèn xưng ta, gọi chú mày khi nói với Dế Choắt:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo

thế này, ta nào chịu được .

Khi nhận ra sai lầm của mình thì Dế Mèn có sự thay đổi khi dùng từ ngữ xưng hô: tôi- anh

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm!

Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi . Lúc này Dế Mèn vô

cùng hôi hận và đã coi Dế Choắt như một người bạn.

- Thưa anh, em cũng muốn khôn, nhưng khôn không được. Đụng đến việc

gì là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa

Cách xưng hô em - anh đó là cách xưng hô có phân biệt vị thế trên dưới của một kẻ yếu thế và một kẻ kiêu căng.

Khi cái chết cận kề Dế Choắt lại thay đổi cách xưng hô: tôi - anh:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm

muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy .

Dế Choắt đã khuyên nhủ Dế Mèn một cách chân thành. Như vậy, Tô Hoài đã thay đổi một cách linh hoạt những từ ngữ xưng hô. Điều này góp phần tăng thêm giá trị ý nghĩa tác phẩm.

2.4. Tiểu kết

Như vậy, có thể thấy so sánh là một biện pháp tu từ không thể thiếu trong các tác phẩm văn chương. Nó góp phần tạo nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm và giúp ý nghĩa của tác phẩm được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp. Phương thức này được tác giả Tô Hoài sử dụng và thay đổi một cách linh hoạt và đa dạng.

Về mặt hình thái cấu trúc, ta gặp 15 kiểu cấu trúc so sánh. Trong đó kiểu cấu trúc so sánh A + t + tss + B được sử dụng nhiều nhất. Đây là kiểu cấu trúc so sánh có đầy đủ 4 thành tố. Từ đó, người đọc dễ dàng thất được những nét tương đồng và giống nhau giữa cái được so sánh và cái so sánh.

Xét về, yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh, Tô Hoài sử dụng danh từ nhiều hơn động từ và tính từ. Kiểu kết cấu cụm C - V và danh ngữ được sử dụng khá hay và độc đáo.

Tô Hoài sử dụng 11 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, trong đó các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh tương tự (như, tựa như, như là, cũng như) xuất hiện với tần số cao nhất, tiếp theo là từ ngữ biểu thị quan hệ ngang bằng (bằng, là). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt kém chiếm số lượng nhỏ.

Về mặt ngữ nghĩa, Tô Hoài sử dụng 6 kiểu so sánh. Trong đó, kiểu so sánh giữa cái được so sánh và cái so sánh là sự vật chiếm số lượng nhiều nhất. Kiểu cấu trúc so sánh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng và giữa cái trừu tượng và cái cụ thể chiếm số lượng ít nhất.

Chương 3

BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)