Đối tượng được nhân hóa là thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 87 - 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đối tượng được nhân hóa là thực vật

Trong tổng số 3707 câu nhân hóa, những câu nhân hóa có đối tượng dược nhân hóa là động vật chiếm số lượng ít nhất: Chỉ có 24 câu, chiếm 0,7% tổng số câu nhân hóa.

* Nhân hóa bằng cách sử dụng các đại từ xưng hô (tôi, anh - em, bạn, ông…)

Kiểu câu sử dụng các địa từ xưng hô được sử dụng 3/24 lượt chiếm 12.5% trong tổng số các câu nhân hóa có đối tượng là thực vật.

Ví dụ 135: Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên! [36, tr.81].

Cách xưng hô này giúp bộc lộ tình cảm và thái độ của đối tượng được miêu tả.

* Nhân hóa bằng cách sử dụng những yếu tố chỉ công việc hành động của con người

Kiểu nhân hóa này được sử dụng 1/24 lượt, chiếm 4.2% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là thực vật. Đây là kiểu câu được sử dụng ít nhất.

Ví dụ 136: Cây lắc lư, lảo đảo, chóng mặt, héo cả lá [36, tr.78].

* Gán cho thực vật tư thế, dáng vẻ của con người

Ví dụ 137: Đã ra dáng cây nhớn nhao rồi [36, tr.77].

Tác giả miêu tả cây đang ở độ tuổi trưởng thành giống như người con gái đang bước vào độ tuổi dậy thì với vẻ đẹp căng tràn đầy sức sống.

* Nhân hóa bằng cách dùng những từ nói về thể chất, trạng thái, sức khỏe của con người để gán cho đối tượng

Kiểu câu nhân hóa này được sử dụng 4/24 lượt, chiếm 16.6% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là thực vật.

Ví dụ 138: Không thương xót cái cây bị thương [ 36, tr.78].

Ví dụ 139: Chẳng mấy hôm mà những cây bằng lăng đầu phờ phạc, lử khử [36, tr.78].

Những trò chơi đu cây của các bạn trẻ con đường phố đã làm cho những cây bằng lăng bị thương. Cành cây phờ phạc, lử khử giống như trạng thái của con người mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

* Coi cây cối giống như con người để tâm tình và trò chuyện với chúng

Kiểu câu này được sử dụng 12/24 lượt, chiếm 50% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là thực vật. Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ140: Cây trám hỏi: - Đến chơi với tôi à? - Không phải.

- Thế đi đâu?Ở đây vắng quá. Chẳng khi nào có ai đến làm khách chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về.

- Ừ, nai.

- Thế cũng đỡ vắng. Ở lại đây chơi, sắp đến lúc nai về đấy. - Tớ chỉ đợi lúc ấy.

- Hay lắm!

- Cho nó một phát. - Sao? [36, tr.215]

Ví dụ trên là cuộc trò chuyện giữa cây trám và người đi săn. Khi người đi săn vào rừng để săn con nai. Cây trám biết được điều này liền bày tỏ thái độ không đồng tình và cảm thương cho chú nai rừng.

* Sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái, tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác

Kiểu câu nhân hóa này được sử dụng 3/24 lượt, chiếm 12.5% tổng số câu nhân hóa có đối tượng là thực vật.

Ví dụ 141: Cây bằng lăng khóc vì cảm động [36, tr.181].

Hành động khóc được gán cho cây bằng lăng khi nó biểu lộ thái độ và cảm xúc của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)