Khái niệm về thẻ điểm cân bằng (BSC) được đề xuất bởi David Norton-Giám đốc điều hành Học viện Nolan Norton và Robert Kaplan-Giáo sư Đại học Harvard (Kaplan & Norton, 1992). Thẻ điểm cân bằng đo lường hiệu quả của tổ chức từ 4 khía cạnh, bao gồm tài chính, khách hàng, quy trình nghiệp vụ cùng học hỏi và phát triển trong mối liên hệ với 4 chức năng kế toán tài chính, marketing, chuỗi giá trị và quản trị nguồn nhân lực. Những thước đo tài chính lẫn phi tài chính này xuất phát từ 4 khía cạnh cung cấp một ngôn ngữ chung giúp quản lý cấp cao và nhân viên hướng về tầm nhìn tổ chức. Thẻ điểm cung cấp cho nhà quản lý công cụ cần thiết để hướng đến thành công cạnh tranh trong tương lai (Kaplan & Norton, 1992, 1996a, 1996b). Nguyên lý cơ bản của thẻ điểm cân bằng là các phép đo lường theo chuẩn mực tài chính phải cân bằng với các phép đo lường phi tài chính (Norton, Contrada, & LoFrumento, 1997).
Trên thực tế,việc các phép đo lường theo chuẩn mực tài chính phải cân bằng với các phép đo lường phi tài chính được công nhận rộng rãi kể từ khi thẻ điểm cân bằng được Norton và Kaplan giới thiệu như một sự kết hợp đo lường tài chính và phi tài chính trong hệ thống đo lường hiệu quả thuận lợi cho cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận. Các ngân hàng có thể tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc nếu họ nhìn nhận thước đo này thích hợp với nhu cầu của họ. Đo lường phi tài chính tài sản vô hình như các mối quan hệ khách hàng có thể chiếm hơn một nửa tổng tài sản của công ty. Một nguyên tắc quan trọng của thẻ điểm cân bằng là để đạt được thành công ở các phép đo phi tài chính trước khi hiện thực hóa thành công ở các phép đo tài chính. Khi xem xét các thước đo phi tài chính với các thước đo khác, những số
liệu này có thể dẫn dắt tổ chức quản lý hiệu quả có hiệu quả và dự báo lợi nhuận trong tương lai.
Hình 2- 1: Bốn khía cạnh của thẻ điểm cân bằng).
Nguồn: Kaplan và Norton, 1996