3.1.1. Quy trình nghiên cứu:
Hình 2-9: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động mức độ ứng dụng mô hình BSC
Nghiên cứu này tiến hành theo quy trình được trình bày trong Hình 2-9 và tiến độ thực hiện nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5: Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước Phương
pháp Kỹ thuật Quan sát Thời gian Địa điểm
Bước 1 Định tính Phỏng vấn nhóm 20 6/2017 BIDV Nam Đồng Nai
Bước 2 Định lượng Điều tra 280 8/2017 BIDV Nam
Đồng Nai (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017)
Quy trình nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn:
3.1.1.1. Nghiên cứu định tính:
a) Mục đích: Mục đích của cuộc nghiên cứu là để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo lường các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC.
b) Phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm tập trung là một trong các công cụ thích hợp cho việc nghiên cứu này. Nhóm này là các cán bộ lâu năm, am hiểu về hoạt động ngân hàng và am hiểu về việc áp dụng BSC tại BIDV. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhóm (Phụ lục 2) (20 cán bộ) nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi để xây dựng bảng khảo sát chính thức (Phụ lục 3).
c) Kết quả: thảo luận nhóm thì các thành viên thống nhất giữ nguyên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu (6 nhân tố độc lập, 1 nhân tố phụ thuộc), và thống nhất các biến quan sát được giữ nguyên (Gồm 21 biến quan sát của 7 nhân tố).
3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng:
Thực hiện điều tra chính thức trên 210 cán bộ nhân viên và tiến hành phân tích dữ liệu theo thứ tự sau: (i) Kiểm định độ tin cậy thang đo; (ii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA); (iii) Phân tích tương quan; (iv) Phân tích hồi quy tuyến tính.
Đồng Nai dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, tiếp cận thuận tiện.
3.1.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu:
Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 21 biến.
Theo Tabachnick và Fidell, kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình).
Trong trường hợp này, nghiên cứu có 21 biến đo lường, 6 biến độc lập: Theo Tabachnick và Fidell: số mẫu cần thiết phải lớn hơn 98 mẫu; Nếu tính theo quy tắc của Hair & ctg (1998), số lượng mẫu nghiên cứu ở đây sẽ là 125 mẫu;
Để đảm bảo cho nghiên cứu được chính xác, tác giả chọn số lượng mẫu nghiên cứu theo Hair & ctg (1998) tức là mẫu nghiên cứu lớn hơn 125 mẫu.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, tiến hành trong thời gian từ 03/2017 – 05/2017.
Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, quá trình điều tra thông qua việc thảo luận trực tiếp, tận dụng các thời điểm phù hợp với từng vị trí công việc để có thể có nhiều thời gian khảo sát. Trước khi điều tra, tác giả đã hướng dẫn và giải thích mục đích và hướng dẫn cần thiết về quá trình điều tra nhằm đảm bảo kết quả thu được là khách quan và có độ tin cậy.
3.1.3. Đối tượng khảo sát:
Tất cả cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại BIDV Nam Đồng Nai.
3.1.4. Xây dựng thang đo:
Thang đo mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai theo mô hình Braamvà Nijssen (2008) gồm 21 biến quan sát để đo lường sáu nhân tố, đã được chứng minh là phù hợp với tiêu chuẩn về độ giá trị và độ tin cậy bởi những nghiên cứu trước đó. Đồng thời các thang đo được chỉnh sửa câu từ từng biến qua bước nghiên cứu định tính để phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại BIDV.
Thang đo Likert năm mức độ vừa đủ để ta có thể lượng hóa được, vừa không quá nhiều mức độ gây khó khăn trong việc đánh giá của người được khảo sát. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm (1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý) để đánh giá mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.
3.1.4.1. Mức độ ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng:
Biến phụ thuộc “Mức độ ứng dụng BSC” được đo lường bởi 3 biến quan sát ký hiệu CN1, CN2, CN3. Việc xây dựng thang đo cho các biến này dựa trên mô hình nghiên cứu của Baraam và Nijssen (2008):
Bảng 6: Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. STT Biến quan sát Nội dung
1 CN1 Các cấp quản lý tại chi nhánh có nhận thức về BSC
2 CN2 BIDV Nam Đồng Nai đã từng thử nhiệm áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh
3 CN3 Bạn từng sử dụng BSC vào việc đánh giá, đo lường hiệu quả Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.4.2. Sự tham gia của lãnh đạo:
Sự tham gia của các nhà lãnh đạo được đo lường qua 3 biến quan sát, ký hiệu TG1, TG2, TG3. Các biến này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 7: Sự tham gia của lãnh đạo STT Biến quan sát Nội dung
1 TG1 Được tham gia rất nhiều trong việc giới thiệu, giám sát hoạt động trong BIDV Nam Đồng Nai
2 TG2 Thấu hiểu rằng việc sử dụng BSC để xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả là cần thiết cho sự thành công của công ty 3 TG3 Được thông báo đầy đủ và hỗ trợ mọi nỗ lực để việc đánh giá
kết quả kinh doanh
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.4.3. Sự tập trung hóa:
Sự tập trung hóa được đo bằng 2 biến quan sát ký hiệu TT1, TT2. Hai biến quan sát này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 8: Sự tập trung hóa STT Biến quan sát Nội dung
1 TT1 BIDV Nam Đồng Nai có tập trung hóa cao về quyền lực và ra quyết định
2 TT2 BIDV Nam Đồng Nai có mức độ phân quyền và ra quyết định cao
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.4.4. Tầm quan trọng của phòng tài chính:
Tầm quan trọng của phòng tài chính được đo bởi 2 biến quan sát TC1 và TC2. Hai biến quan sát này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 9: Tầm quan trọng của phòng tài chính STT Biến quan sát Nội dung
1 TC1 Phòng tài chính có nhiều quyền lực so với các phòng ban khác 2 TC2 Kế toán nội bộ có vị trí vượt trội và được đề cao tại BIDV
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.4.5. Sự chuẩn hóa:
Sự chuẩn hóa được đo lường bởi 4 biến quan sát ký hiệu CH1; CH2; CH3; CH4. Các biến quan sát này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 10: Tầm quan trọng của Sự chuẩn hóa STT Biến quan sát Nội dung
1 CH1 Nhấn mạnh đến việc áp dụng một phong cách quản trị đồng nhất, bao quát
2 CH2 Nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc tuân thủ các quy trình đã đưa ra
3 CH3 Kiểm soát chặt chẽ các quy trình bằng hệ thống kiểm soát chi tiết
4 CH4 Các nhân viên làm việc theo đúng bản mô tả công việc
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
Truyền thông nội bộ được đo lường bởi 3 biến quan sát ký hiệu là TT1, TT2, TT3. Các biến quan sát này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 11: Truyền thông nội bộ STT Biến quan sát Nội dung
1 TT1 Việc truy cập vào các thông tin quản trị và tài chính là có giới hạn.
2 TT2 Truyền thông giữa các phòng ban là liên tục và thường xuyên 3 TT3 Trao đổi thông tin giữa các phòng trong chi nhánh là rất tốt kể
cả việc chia sẻ những thông tin quan trọng.
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.4.7. Sự năng động của sản phẩm-thị trường:
Sự năng động của sản phẩm – thị trường được đo lường bởi 4 biến quan sát ký hiệu lần lượt là NĐ1; NĐ2; NĐ3; NĐ4. Các biến quan sát này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.
Bảng 12: Sự năng động của sản phẩm-thị trường STT Biến quan sát Nội dung
1 NĐ1 BIDV Nam Đồng Nai thay đổi định kỳ các hoạt động marketing của mình để phản ứng với hành động của đối thủ cạnh tranh
2 NĐ2 Mức độ thay đổi công nghệ trong ngành làm cho sản phẩm của BIDV trở nên lỗi thời nhanh chóng.
3 NĐ3 Trong thị trường của BIDV, sự thay đổi của khách hàng là rất khó dự đoán.
4 NĐ4 Trong thị trường của BIDV, hành vi của đối thủ là gần như không dự đoán được.
Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)
3.1.5. Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi trong nghiên cứu này được thiết kế lần đầu dựa trên kết quả nghiên cứu thứ cấp. Cụ thể là cơ sở lý luận và những nghiên cứu trước đây. Sau đó tác giả đã đưa ra thảo luận trong nghiên cứu định tính và tiến hành chỉnh sửa lần 1. Nội dung bảng câu hỏi bao gồm 3 phần chính (tham khảo phụ lục 4):
- Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Thông tin chính về các phát biểu: Trong phần này nêu lên những phát biểu nhằm ghi lại mức độ ý kiến của người trả lời. Nội dung của những phát biểu được thiết kế theo mô hình và thang đo đã được nghiên cứu.
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị với các phát biểu sau đây dành cho mức độ ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) vào hệ thống đo lường tại BIDV mà anh chị đã chọn ở câu hỏi trên theo thang điểm từ 1 5 với quy ước: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không ý
kiến Hài lòng Rất hài lòng
Yếu tố Mã hóa Phát biểu Mức độ đồng ý
Mức độ ứng dụng
BSC
CN1 Các cấp quản lý tại chi nhánh có nhận thức về BSC
1 2 3 4 5
CN2 BIDV Nam Đồng Nai đã từng thử nhiệm áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh
1 2 3 4 5
CN3 Bạn từng sử dụng BSC vào việc đánh giá, đo lường hiệu quả
1 2 3 4 5 Mức độ tham gia của nhà lãnh đạo
TG1 Được tham gia rất nhiều trong việc giới thiệu, giám sát hoạt động trong BIDV Nam Đồng Nai
1 2 3 4 5
TG2 Thấu hiểu rằng việc sử dụng BSC để xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả là cần thiết cho sự thành công của công ty
1 2 3 4 5
TG3 Được thông báo đầy đủ và hỗ trợ mọi nỗ lực
để việc đánh giá kết quả kinh doanh 1 2 3 4 5
Mức độ tập trung
TT1 BIDV Nam Đồng Nai có tập trung hóa cao về quyên lực và ra quyết định
1 2 3 4 5
TT2 BIDV Nam Đồng Nai có mức độ phân quyền và ra quyết định cao
hóa Mức độ ảnh hưởng của phòng tài chính
TC1 Phòng tài chính có nhiều quyền lực so với
các phòng ban khác 1 2 3 4 5
TC2 Kế toán nội bộ có vị trí vượt trội và được đề cao tại BIDV
1 2 3 4 5
Mức độ chuẩn
hóa
CH1 Nhấn mạnh đến việc áp dụng một phong cách quản trị đồng nhất, bao quát
1 2 3 4 5
CH2 Nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc tuân thủ các quy trình đã đưa ra
1 2 3 4 5
CH3 Kiểm soát chặt chẽ các quy trình bằng hệ thống kiểm soát chi tiết
1 2 3 4 5
CH4 Các nhân viên làm việc theo đúng bản mô tả công việc 1 2 3 4 5 Mức độ truyền thông nội bộ
TT1 Việc truy cập vào các thông tin quản trị và tài chính là có giới hạn
1 2 3 4 5
TT2 Truyền thông giữa các phòng ban là liên tục và thường xuyên
1 2 3 4 5
TT3 Trao đổi thông tin giữa các phòng trong chi nhánh là rất tốt kể cả việc chia sẻ những thông tin quan trọng.
1 2 3 4 5 Mức độ ứng phó với sự năng động của sản phẩm- thị trường NĐ1
BIDV Nam Đồng Nai thay đổi định kỳ các hoạt động marketing của mình để phản ứng với hành động của đối thủ cạnh tranh
1 2 3 4 5
NĐ2
Mức độ thay đổi công nghệ trong ngành làm cho sản phẩm của BIDV trở nên lỗi thời nhanh chóng.
1 2 3 4 5
NĐ3
Trong thị trường của BIDV, sự thay đổi của
khách hàng là rất khó dự đoán. 1 2 3 4 5
NĐ4
Trong thị trường của BIDV, hành vi của đối
- Thông tin thống kê: Nhằm thu thập thêm những nội dung khác liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu cũng như giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu cần thiết:
a) Giới tính:
Giới tính Nam Nữ
Mã hóa 1 2
b) Anh/Chị vui lòng cho biết chức vụ công tác tại BIDV Nam Đồng Nai?
Vị trí Các cấp lãnh đạo, quản lý Nhân viên Hợp đồng khoán gọn
Mã hóa 1 2 3
c) Anh/Chị vui lòng cho biết độ tuổi của Anh/Chị? Tuổi 20-30 31- 40 41-50 >50
Mã hóa 1 2 3 4
d) Anh/Chị vui lòng cho biết chuyên môn công việc của Anh/Chị?
chuyên môn công việc Quan hệ khách hàng Nghiệp vụ Hỗ trợ Khác
Mã hóa 1 2 3 4
3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
3.2.1. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha):
Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến nghiên cứu không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết
biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6.
Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và có Hệ số Alpha > 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total correlation) < 0,3 sẽ bị loại.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp EFA thuộc nhóm các phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và phụ thuộc mà chúng cùng phụ thuộc lẫn nhau. để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường được sử dụng là (1) tiêu chí E=eigenvalue, (2) tiêu chí điểm uốn và (3) xác định trước số lượng nhân tố.
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin (KMO) phải có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, nếu hệ số KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Đồng thời, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị > 0,45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 (mặc định của chương trình SPSS), và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố > 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố. Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal Axis factoring với phép xoay (Rotation) Promax và phương pháp tính nhân tố là phương pháp hồi quy tuyến tính bội.
Phân tích nhân tố khám phá dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo:
Phương pháp: Đối với thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được ≥