Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 96 - 100)

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và 6 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3, H4, H5, H6. Qua bảng 30 cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai có tác động thuận chiều (hệ số β dương) với mức ý nghĩa Sig = 0,000, đó là nhân tố NĐ; TG; TC; TN. Riêng hai nhân tố TT; CH có hệ số Beta là -0,048; -0,061 (hệ số β âm), vì vậy hai nhân tố TT; CH có tác động ngược chiều đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

Bảng 29: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Hằng số .485 .281 1.723 .087 NĐ .093 .037 .106 2.498 .013 .935 1.069 TG .344 .052 .316 6.668 .000 .755 1.325 TT -.048 .022 -.099 -2.174 .031 .812 1.232 TC .260 .037 .325 7.020 .000 .793 1.261 CH -.061 .020 -.136 -3.114 .002 .889 1.125 TN .279 .041 .325 6.751 .000 .731 1.368 a. Dependent Variable: CN

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy:

Nhân tố Sự tham gia của lãnh đạo (TG) có hệ số tương quan là 0,344 cao nhất tác động lớn nhất đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Nhân tố này quan hệ cùng chiều với nhân tố phụ thuộc mức độ chấp nhận (CN). Khi Nhân tố Sự tham gia của lãnh đạo (TG) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ ứng dụng mô hình BSC tăng lên 0,344 đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Đây là một điều đúng với thực tế, khi có sự dẫn dắt, ủng hộ, đồng thuận, trực tiếp tham gia thì quá trình tiếp nhận, triển khai BSC sẽ có nhiều thuận lợi, do đó sự ủng hộ và tham gia của lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong đối với việc ứng dụng mô hình BSC….Mối quan hệ này có giá trị lớn so với các nhân tố khác. Vì vậy, vai trò tham gia của lãnh đạo cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến việc ứng dụng BSC nhiều hay ít.

Nhân tố Truyền thông nội bộ (TN) có hệ số tương quan là 0,279 cao thứ hai tác

tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Nhân tố này quan hệ cùng chiều với nhân tố phụ thuộc mức độ chấp nhận (CN). Khi Nhân tố Truyền thông nội bộ (TN) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ ứng dụng mô hình BSC tăng lên 0,279

đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Điều này cho thấy sự trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng diễn ra một cách minh bạch, nhanh chóng, dễ dàng, liên tục sẽ tác động mạnh mẽ đến việc ứng dụng mô hình BSC đạt hiệu quả cao.

Nhân tố Tầm quan trọng của phòng tài chính (TC) có hệ số tương quan thứ ba là 0,260, nhân tố này tác động mạnh thứ ba đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Nhân tố này quan hệ cùng chiều với nhân tố phụ thuộc Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN). Khi nhân tố Tầm quan trọng của phòng tài chính (TC) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN) tăng lên 0,260 đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Thật vậy, trong một ngân hàng thương mại thì phòng tài chính được đánh giá cao vai trò, là nơi kiểm soát lại những giao dịch, thông tin về tài chính, đầu mối phân bổ các chi phí, lợi nhuận đến tận các phòng, đây là các thông tin quan trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế các thang đo BSC, do đó nhân tố có tác động mạnh đến việc triển khai, sử dụng BSC trong hệ thống đo lường.

Nhân tố tính năng động sản phẩm – thị trường (NĐ) có có hệ số tương quan là 0,093, nhân tố này tác động mạnh thứ tư đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Nhân tố này quan hệ cùng chiều với nhân tố phụ thuộc Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN). Khi nhân tố tính năng động sản phẩm – thị trường (NĐ) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN) tăng lên 0,093 đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Điều này phù hợp với tình hình hiện nay khi mức cạnh tranh giữa các ngân hàng đang ở mức cao, đòi hỏi mỗi ngân hàng luôn phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể để ứng phó, việc áp dụng BSC là một trong những công cụ để thực hiện kế hoạch này.

Nhân tố Sự tập trung hóa (TT) có hệ số tương quan là -0,048, có quan hệ ngược chiều với với nhân tố phụ thuộc Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN). Khi nhân tố Sự tập trung hóa (TT) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN) giảm lên 0,048 đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Việc quản lý tập trung gây ra trở ngại đến việc ứng dụng BSC.

Nhân tố Sự chuẩn hóa (CH) có hệ số tương quan là -0,061, có quan hệ ngược chiều với với nhân tố phụ thuộc Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN). Khi nhân tố Sự chuẩn hóa (CH) tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Mức độ ứng dụng mô hình BSC (CN) giảm lên 0,061 đơn vị độ lệch chuẩn, trong khi các nhân tố khác là không đổi. Điều này đúng với thực tế, các nhân viên ngân hàng trong quá trình tác nghiệp phải tuân thủ rất nhiều quy trình, hệ thống kiểm soát, điều này giảm đi sự linh hoạt, tiếp cận cái mới, gây ra trở ngại khi áp dụng BSC.

Phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số đã chuẩn hoá có dạng như sau:

CN= 0.485 + 0.3444*TG – 0.048*TT + 0.260*TC – 0.061*CH + 0.279*TN + 0.093*ND .

Bảng 30: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm

định

H1

Nếu Sự tham gia của lãnh đạo cao thì với Mức độ ứng dụng

BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao 99%

H2

Nếu Sự tập trung hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

99%

H3

Nếu Ảnh hưởng của phòng tài chính tốt thì với Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

99%

H4

Nếu Sự chuẩn hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

99%

H5

Nếu chính sách Truyền thông nội bộ tốt thì với Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

99%

độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)