Kiểm định sự khác biệt giữa của mẫu (ANOVA):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 79 - 82)

Phân tích ANOVA để xem xét mối quan hệ giữa những nhóm khảo sát có vị trí công việc, tuổi, giới tính có tác động thế nào đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Các giả thuyết H0 được đưa ra:

(1) H0: Không có sự khác biệt về Vị trí công việc và Mức độ ứng dụng mô hình BSC.

(2) H0: Không có sự khác biệt về Phòng ban hiện làm và Mức độ ứng dụng mô hình BSC.

(3) H0: Không có sự khác biệt về Độ tuổi và Mức độ ứng dụng mô hình BSC.

(4) H0: Không có sự khác biệt về Giới tính và Mức độ ứng dụng mô hình BSC.

Và các giả thuyết H1 được đưa ra

(1’) H1: Có sự khác biệt về Vị trí công việc và Mức độ ứng dụng mô hình BSC.

(2’) H1: Có sự khác biệt về Phòng ban hiện làm và Mức độ ứng dụng mô hình BSC

(3’) H1: Có sự khác biệt về Độ tuổi và Mức độ ứng dụng mô hình BSC. (4’) H1: Có sự khác biệt về Giới tính và Mức độ ứng dụng mô hình BSC

Phân tích ANOVA là sự mở rộng của kiểm định t, vì phương pháp này giúp so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Kỹ thuật phân tích này dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có giá trị trung bình bằng nhau. Trong trường hợp biến phân loại có từ 3 nhóm trở lên ta tiến hành phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA), với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa các nhóm, nếu kết quả kiểm định có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả của việc bác bỏ hay chấp nhận H0 sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiếp thủ tục kiểm định nhằm tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm

Một số giả định đối với phân tích phương sai một yếu tố

Thứ nhất: Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên Thứ hai: Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn và cỡ mẫu phải lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn

Thứ ba: Phương sai giữa các nhóm so sánh phải đồng nhất Điều kiện để phân tích phương sai có ý nghĩa

Thứ nhất: Phương sai bằng nhau (Giả thiết: H0 phương sai bằng nhau, H1 phương sai khác nhau)

- Giá trị sig của kiểm định Levetest < 0,05: Bác bỏ H0 → Chấp nhận H1 (không thể kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm)

- Giá trị sig của kiểm định Levetest ≥ 0,05: Chấp nhận H0 → Bác bỏ H1 (đủ điều kiện để sử dụng giá trị sig của phân tích ANOVA)

Thứ hai: Trung bình bằng nhau (Giả thiết: H0 trung bình bằng nhau, H1 trung bình khác nhau)

- Giá trị sig của kiểm định ANOVA < 0,05: Bác bỏ H0 → Chấp nhận H1 (có sự khác biệt giữa các nhóm)

(không có sự khác biệt giữa các nhóm).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:

Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Chương 3 gồm những phần chính

Thứ nhất: Nghiên cứu sơ bộ

Thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm (20 nhân viên BIDV), tác giả nhận thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC bao gồm: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Có 21 biến quan sát ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC. Tác giả sử dụng thang đo nháp (phụ lục 1) làm thang đo sơ bộ để làm cơ sở xây dựng thang đo chính thức để tiến hành phỏng vấn trên 210 cán bộ BIDV. Và đây là cơ sở dữ liệu chính thức cho luận văn.

Thứ hai: Nghiên cứu chính thức

Thực hiện thông qua phương pháp định lượng với bảng khảo sát; tác giả khảo sát toàn bộ cán bộ BIDV Nam Đồng Nai, cỡ mẫu được gửi là 210 phiếu khảo sát, dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ.

Dữ liệu thu thập sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS để phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: phân tích EFA, kiểm định độ tin cậy, phân tích tương quan và hồi quy.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)