Các nghiên về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng thẻ điểm cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 56 - 60)

cân bằng đến sự ứng dụng thẻ điểm cân bằng:

2.4.2.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BSC tại các công ty Trung Quốc của Wang Rui, Gu Hongfie (2016)

Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu mâu thuẫn trước đây tại Trung Quốc về kết quả ứng dụng Balanced Scorecard ở Trung Quốc mang lại sự hoài nghi về hiệu quả của Balanced Scorecard như một công cụ kiểm soát quản lý. Tác giả cho rằng rất ít nghiên cứu về việc sử dụng Balanced Scorecard ở Trung Quốc, cần có thêm

nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lý do tại sao công cụ BSC này đã được xây dựng và cho ra nhiều kết quả khác nhau ở Trung Quốc.

Qua quá trình nghiên cứu, Wang Rui, Gu Hongfie đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ, kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng tiềm năng khác để kiểm tra xem mỗi yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của các công ty tại Trung Quốc để thực hiện áp dụng BSC.

Nghiên cứu này kết hợp các phương pháp định tính và định lượng để phân tích những hiểu biết hiện tại về những gì thúc đẩy việc quản lý sử dụng Balanced Scorecard.

Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu thích nghi đã được thử nghiệm thành công trong học. Bốn trong số 5 yếu tố: nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, các hệ thống kiểm soát khác, phong cách đánh giá của người quản lý, khả năng tiếp nhận thông tin của người quản lý có những ảnh hưởng đáng kể về cách sử dụng Balanced Scorecard tại các công ty ở Trung Quốc. Những phát hiện này cho thấy rằng các nhà quản lý cần phải đảm bảo BSC là dễ sử dụng và hữu ích cho thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, BSC cần được thiết kế cùng nhau, để phục vụ hiệu quả chức năng tổ chức và làm cho nó được sử dụng dễ dàng.

2.4.2.2. Nghiên cứu ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các công ty của Hà Lan của Braam ‘G.J.M và Nijssen E.J (2008).

Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BSC, tác giả đã xây dựng trên nền tảng của Lý thuyết về phổ biến sự đổi mới của Everett M. Roger (1995). Theo đó đã xác định ba bộ các biến ảnh hưởng đến khả năng thực hiện sự đổi mới của công ty: (1) đặc điểm lãnh đạo của Quản lý tổ chức, (2) đặc điểm tổ chức nội bộ, và (3) công ty bên ngoài Đặc điểm. Nghiên cứu đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BSC: dựa trên Lý thuyết về sự phổ biến những đổi mới (Diffusion of Innovations theory) của Everett M. Rogers (2005) như là một hệ thống đo lường hiệu quả (Kaplan và Norton, 1992) và là một hệ thống quản lý chiến lược (Kaplan và Norton, 1996, 2001, 2006).

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ các công ty của Hà Lan, đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng BSC (1) sự tham gia của nhà quản lý, (2) ảnh hưởng của Phòng tài chính, (3) Truyền thông nội bộ tổ chức, (4) sự năng động của sản phẩm, (5) sự tập trung hóa, (6) hệ thống, tiêu chuẩn.

2.4.2.3. Nghiên cứu của Eric Tanyi về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng (2011):

Nghiên cứu được tiến hành tại Phần Lan năm 2011, đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công ty sử dụng BSC. Xác định các yếu tố sẽ giúp giải thích tại sao một số công ty sử dụng BSC thành công trong khi những người khác không thành công. Ngoài ra, nó sẽ giúp các nhà quản lý sử dụng BSC để biết được nơi tập trung sự chú ý của họ vào đâu để các mục tiêu của tổ chức có thể được đáp ứng. Với sự trợ giúp của Webropol, một bản câu hỏi điều tra được tạo ra đã được sử dụng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu và phương pháp bình phương nhỏ nhất bình thường (OLS) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Cuộc khảo sát các nhà quản lý, người đứng đầu phòng ban và những người sử dụng BSC.

Nghiên cứu đã kiểm tra tác động của các biến độc lập sau đây: Kiểm soát hệ thống (OCS) sử dụng trong tổ chức, cách quản lý đánh giá nhân viên (ESM), cách nhận thức của nhà quản lý về sự đổi mới (MRI) và tác động của công nghệ ( nhận thức tính hữu dụng (PU) và dễ sử dụng (PEOU) của BSC. Kết quả cho thấy cách quản lý nhận thức thông tin từ các nguồn mới (MRI) và nhận thức dễ sử dụng (PEOU) của hệ thống BSC ảnh hưởng đến việc sử dụng BSC.

2.4.2.4. Nghiên cứu của Trịnh Thúy Anh (2014):

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số doanh nghiệp nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, nhằm xác định các yếu tố mang lại thành công trong quá trình triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính. Nghiên cứu tình huống tại 6 doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng thẻ điểm cân bằng. Tác giả đã xác định 4 nhân tố tác động đến việc triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng thành công gồm: (1)

Nhận thức về thẻ điểm; (2) Thiết kế thẻ điểm; (3) Năng lực đội ngũ; (4) Tổ chức thực hiện.

Bảng 3: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác động mức độ ứng dụng BSC Nhà nghiên cứu Năm Quốc gia Các yếu tố ảnh hưởng

Wang Rui, Gu

Hongfie 2016 Trung Quốc

5 yếu tố: (1) nhận thức dễ sử dụng, (2) nhận thức hữu ích, (3) các hệ thống kiểm soát khác, (4) phong cách đánh giá của người quản lý, (5) khả năng tiếp nhận thông tin của người quản lý

Braam ‘G.J.M và

Nijssen E.J 2008 Hà Lan

6 yếu tố: (1) sự tham gia của nhà quản lý, (2) ảnh hưởng của Phòng tài chính, (3) truyền thông nội bộ tổ chức, (4) sự năng động của sản phẩm, (5) sự tập trung hóa, (6) hệ thông, tiêu chuẩn

Eric Tanyi 2011 Phần Lan

4 yếu tố: (1) Kiểm soát hệ thống (OCS) sử dụng trong tổ chức, (2) cách quản lý đánh giá nhân viên (ESM), (3) cách nhận thức của nhà quản lý về sự đổi mới (MRI) và (4) tác động của công nghệ

Trịnh Thúy Anh 2014 Việt Nam

4 yếu tố : (1) Nhận thức về thẻ điểm; (2) Thiết kế thẻ điểm; (3) Năng lực đội ngũ; (4) Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 56 - 60)