Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 60)

2.5.1. Các khái niệm nghiên cứu:

2.5.1.1. Mức độ ứng dụng BSC:

Theo Braam và Nijssen (2008) thì mức độ ứng dụng BSC là mức độ thừa nhận và đưa vào áp dụng thông việc đánh giá nhận thức người sử dụng Thẻ điểm cân bằng.

2.5.1.2. Sự tham gia của lãnh đạo (Management Involvemet):

Vai trò của nhà lãnh đạo có một vị trí quan trọng trong việc định hình chiến lược, xây dựng bộ máy của tổ chức và có tác động lớn đến việc thực hiện sự thay đổi. Sự tham gia của họ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho công việc thay đổi nói chung, và việc chấp nhận các công cụ quản lý nói riêng, họ thúc đẩy nhân viên của mình theo đuổi tầm nhìn họ đưa ra, đồng thời tìm kiếm các nguồn lực cần thiết và giữ cho năng lực của các nhân viên đi đúng hướng. Vì vậy, sự tham gia của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sự thay đổi. Điều này cũng được áp dụng cho trường hợp việc áp dụng mô hình đánh giá mới vào tổ chức như Thẻ điểm cân bằng. Theo Braam và Nijssen (2008), có tác động tích cực đáng kể của sự tham gia quản lý đối với việc áp dụng mô hình đánh giá mới như BSC.

Do vậy, giả thuyết H1 là: mức độ tham gia của cấp quản lý cao nhất ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.1.3. Sự quản lý tập trung (Centralization):

Việc quản lý tập trung đề cập đến số lượng các ủy quyền ra quyết định, các lĩnh vực được ủy quyền, số thành viên trong tổ chức được tham gia vào quá trình ra quyết định. Một tổ chức mang nặng tính quản lý dưới hình thức ra lệnh, điều khiển sẽ khó khăn trong việc đổi mới. Kết quả nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008) đã chỉ ra: Sự quản lý tập trung chính bản thân nó sẽ hạn chế việc khuyến khích sáng tạo, đổi mới cũng như đưa vào áp dụng các mô hình quản trị mới trong cán bộ nhân viên của công ty, từ đó cản trở việc ứng dụng BSC.

Do đó, giả thuyết H2 là: Mức độ quản lý tập trung có ảnh hưởng tiêu cực đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.1.4. Ảnh hưởng của bộ phận tài chính (Power of the Finace Department): Department):

Theo nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008), ảnh hưởng của bộ phận tài chính có tác động tích cực mức độ ứng dụng BSC. Vì vậy, ảnh hưởng của bộ phận tài chính càng cao thì nhiều khả năng tổ chức đó dễ dàng ứng dụng áp dụng mô hình nhằm tạo điều kiện cho việc đo lường và thể hiện các thông số tài chính rõ ràng, minh bạch liên kết với mục tiêu, kế hoạch chiến lược như BSC.

Do vậy, giả thuyết H3 là: Mức độ ảnh hưởng của bộ phận tài chính ảnh hưởng tích cực đến việc việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.1.5. Sự chuẩn hóa (Formalization):

Sự chuẩn hóa đề cập đến mức độ mà các công việc trong tổ chức được tiêu chuẩn hóa. Nó thể hiện bằng hệ thống các quy trình, quy định trong tổ chức. Nếu hệ thống này trở nên quá chặt chẽ, cứng nhắc thì khả năng tiếp cận với những thay đổi là rất hạn chế. Theo John Kotter cho rằng nhìn chung nhân viên sẽ không giúp hoặc không thể giúp cho nỗ lực thay đổi một khi họ cảm thấy mình bất lực và không có tiếng nói, do luôn phải làm theo quy trình, quy định. Cơ cấu tổ chức quy cũ, tuân thủ quá nhiều tiêu chuẩn là một rào cản để thực hiện sự thay đổi, ứng dụng công cụ quản trị mới BSC.

Theo nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008), sư tập trung hóa tác động tiêu cực đến việc ứng dụng BSC.

Do đó giả thuyết H4: Sự chuẩn hóa có ảnh hưởng tiêu cực đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.1.6. Truyền thông nội bộ (Interdepartmental Communications)

Truyền thông nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong một công ty, như giữa người chủ và người lao động, giữa người quản lý và nhân viên, để có thể hiệu triệu mọi nguồn lực, mọi nỗ lực trong

nội bộ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Đây là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy nhân viên, vượt qua sự chống đối hành động, chuẩn bị tinh thần cho nhân viên về các khoản thưởng phạt, và hỗ trợ nhân viên trong quá trình thay đổi. Theo nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008), mức độ giao tiếp giữa các phòng ban, các cá nhân trong tổ chức càng cao đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các bảng điểm, thang đo phân chia có thể được lồng ghép và liên kết tốt với chiến lược của công ty. Truyền thông nội bộ tăng cường giá trị chiến lược tổng thể của BSC bằng cách thúc đẩy các nhà quản lý hỗ trợ nỗ lực và tạo điều kiện phối hợp, truyền tải hiệu quả đến nhân viên

Do đó, giả thuyết H5: Truyền thông nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.1.7. Sự năng động của sản phẩm – thị trường (Produc-market Dynamics): Dynamics):

Một môi trường kinh doanh cạnh tranh sẽ có tác động đến sáng kiến và năng động của doanh nghiệp thể hiện thông qua sự thay đổi về các hoạt động, sắp xếp lại các quá trình kinh doanh của mình cho phù hợp với môi trường. Kết quả nghiên cứu xác nhận một mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng BSC và biến động môi trường.

Do đó, giả thuyết H6 là: Sự năng động về sản phẩm - thị trường có ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Tóm lại các công trình nghiên cứu trước đây trình bày ở mục 2.4.2 cho thấy những nhân tố chung tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC gồm:

- Nhóm các yếu tố về con người: Đa phần các nghiên cứu đều đề cập yếu tố này, trong đó đề cao vai trò người lãnh đạo trong việc tác động tích cực đến mức độ ứng dụng BSC.

- Nhóm yếu tố về nội bộ tổ chức: gồm các yếu tố như: năng lực nguồn nhân lực; cách tổ chức triển khai; truyền thông nội bộ; cách thiết kế thẻ điểm; sự tập trung và chuẩn hóa trong tổ chức; vai trò của phòng tài chính; cơ sở dữ liệu….

- Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức: sự năng động của sản phẩm thị trường, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Qua nhiều nghiên cứu tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008) về các nhân tố ảnh hưởng mức độ ứng dụng mô hình BSC có dẫn chứng khoa học, sức thuyết phục cao, đã được nhiều tác giả kế thừa mở rộng nghiên cứu, khẳng định có 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng BSC gồm: (1) Vai trò của nhà quản lý; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Đồng thời các nhân tố ảnh hưởng này cũng phù hợp nằm trong các nhóm yếu tố mà lý thuyết về quản trị sự thay đổi của Everett Roger (1995) nêu ra gồm (1) đặc điểm lãnh đạo tổ chức, (2) đặc điểm tổ chức nội bộ, và (3) công ty bên ngoài Đặc điểm. Vì vậy Tác giả luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2-8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Khung đề xuất nghiên cứu)

Tính năng động sản phẩm thị trường

Truyền thông nội bộ

Mức độ ứng dụng BSC Vai trò nhà quản lý Sự chuẩn hóa Sự tập trung hóa Tầm quan trọng phòng Tài chính

Ta có các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Nếu Sự tham gia của lãnh đạo cao thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H2: Nếu Sự tập trung hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H3: Nếu Ảnh hưởng của phòng tài chính tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H4: Nếu Sự chuẩn hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H5: Nếu chính sách Truyền thông nội bộ tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H6: Nếu Sự năng động của sản phẩm-thị trường tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Bảng 4: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Mối quan hệ H1 Vai trò của nhà quản lý + Mức độ ứng dụng BSC

H2 Sự quản lý tập trung - Mức độ ứng dụng BSC

H3 Ảnh hưởng của bộ phận tài chính + Mức độ ứng dụng BSC

H4 Sự chuẩn hóa - Mức độ ứng dụng BSC

H5 Truyền thông nội bộ + Mức độ ứng dụng BSC

H6 Sự năng động của sản phẩm – thị trường

+ Mức độ ứng dụng BSC

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã giới thiệu khái quát về các phương pháp đánh giá công việc, xu hướng phát triển của những phương pháp này qua các năm. Đồng thời trình bày về Thẻ điểm cân bằng, giải thích các yếu tố cấu thành Thẻ điểm cân bằng và mối liên hệ giữa các mục tiêu và thước đo của từng yếu tố. Tiếp theo đó tác giả đã nghiên cứu về Lý thuyết về quản trị sự thay đổi, đồng thời tác giả nêu ra một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng BSC. Sau đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố có tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 tác giả đã phân tích nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, từ đó đã xác định mô hình nghiên cứu với sáu yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai là: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường.Thang đo cho những biến này và giả thuyết nghiên cứu cũng đã được xây dựng dựa trên nghiên cứu Braam và Nijssen (2008).

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Đồng thời chương này cũng trình bày phương pháp lấy mẫu, phương pháp thu thập và các bước tiến hành phân tích dữ liệu

3.1. Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu: 3.1.1. Quy trình nghiên cứu: 3.1.1. Quy trình nghiên cứu:

Hình 2-9: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động mức độ ứng dụng mô hình BSC

Nghiên cứu này tiến hành theo quy trình được trình bày trong Hình 2-9 và tiến độ thực hiện nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 5: Các bước tiến hành nghiên cứu

Bước Phương

pháp Kỹ thuật Quan sát Thời gian Địa điểm

Bước 1 Định tính Phỏng vấn nhóm 20 6/2017 BIDV Nam Đồng Nai

Bước 2 Định lượng Điều tra 280 8/2017 BIDV Nam

Đồng Nai (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017)

Quy trình nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn:

3.1.1.1. Nghiên cứu định tính:

a) Mục đích: Mục đích của cuộc nghiên cứu là để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo lường các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC.

b) Phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm tập trung là một trong các công cụ thích hợp cho việc nghiên cứu này. Nhóm này là các cán bộ lâu năm, am hiểu về hoạt động ngân hàng và am hiểu về việc áp dụng BSC tại BIDV. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhóm (Phụ lục 2) (20 cán bộ) nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi để xây dựng bảng khảo sát chính thức (Phụ lục 3).

c) Kết quả: thảo luận nhóm thì các thành viên thống nhất giữ nguyên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu (6 nhân tố độc lập, 1 nhân tố phụ thuộc), và thống nhất các biến quan sát được giữ nguyên (Gồm 21 biến quan sát của 7 nhân tố).

3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng:

Thực hiện điều tra chính thức trên 210 cán bộ nhân viên và tiến hành phân tích dữ liệu theo thứ tự sau: (i) Kiểm định độ tin cậy thang đo; (ii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA); (iii) Phân tích tương quan; (iv) Phân tích hồi quy tuyến tính.

Đồng Nai dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, tiếp cận thuận tiện.

3.1.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu:

Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 21 biến.

Theo Tabachnick và Fidell, kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình).

Trong trường hợp này, nghiên cứu có 21 biến đo lường, 6 biến độc lập: Theo Tabachnick và Fidell: số mẫu cần thiết phải lớn hơn 98 mẫu; Nếu tính theo quy tắc của Hair & ctg (1998), số lượng mẫu nghiên cứu ở đây sẽ là 125 mẫu;

Để đảm bảo cho nghiên cứu được chính xác, tác giả chọn số lượng mẫu nghiên cứu theo Hair & ctg (1998) tức là mẫu nghiên cứu lớn hơn 125 mẫu.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, tiến hành trong thời gian từ 03/2017 – 05/2017.

Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, quá trình điều tra thông qua việc thảo luận trực tiếp, tận dụng các thời điểm phù hợp với từng vị trí công việc để có thể có nhiều thời gian khảo sát. Trước khi điều tra, tác giả đã hướng dẫn và giải thích mục đích và hướng dẫn cần thiết về quá trình điều tra nhằm đảm bảo kết quả thu được là khách quan và có độ tin cậy.

3.1.3. Đối tượng khảo sát:

Tất cả cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại BIDV Nam Đồng Nai.

3.1.4. Xây dựng thang đo:

Thang đo mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai theo mô hình Braamvà Nijssen (2008) gồm 21 biến quan sát để đo lường sáu nhân tố, đã được chứng minh là phù hợp với tiêu chuẩn về độ giá trị và độ tin cậy bởi những nghiên cứu trước đó. Đồng thời các thang đo được chỉnh sửa câu từ từng biến qua bước nghiên cứu định tính để phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại BIDV.

Thang đo Likert năm mức độ vừa đủ để ta có thể lượng hóa được, vừa không quá nhiều mức độ gây khó khăn trong việc đánh giá của người được khảo sát. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm (1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý) để đánh giá mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai.

3.1.4.1. Mức độ ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng:

Biến phụ thuộc “Mức độ ứng dụng BSC” được đo lường bởi 3 biến quan sát ký hiệu CN1, CN2, CN3. Việc xây dựng thang đo cho các biến này dựa trên mô hình nghiên cứu của Baraam và Nijssen (2008):

Bảng 6: Mức độ ứng dụng BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. STT Biến quan sát Nội dung

1 CN1 Các cấp quản lý tại chi nhánh có nhận thức về BSC

2 CN2 BIDV Nam Đồng Nai đã từng thử nhiệm áp dụng BSC vào hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh

3 CN3 Bạn từng sử dụng BSC vào việc đánh giá, đo lường hiệu quả Nguồn: Baraam và Nijssen (2008)

3.1.4.2. Sự tham gia của lãnh đạo:

Sự tham gia của các nhà lãnh đạo được đo lường qua 3 biến quan sát, ký hiệu TG1, TG2, TG3. Các biến này dựa trên nghiên cứu của Braam Nijssen 2008.

Bảng 7: Sự tham gia của lãnh đạo STT Biến quan sát Nội dung

1 TG1 Được tham gia rất nhiều trong việc giới thiệu, giám sát hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 60)