Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 62 - 66)

Tóm lại các công trình nghiên cứu trước đây trình bày ở mục 2.4.2 cho thấy những nhân tố chung tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC gồm:

- Nhóm các yếu tố về con người: Đa phần các nghiên cứu đều đề cập yếu tố này, trong đó đề cao vai trò người lãnh đạo trong việc tác động tích cực đến mức độ ứng dụng BSC.

- Nhóm yếu tố về nội bộ tổ chức: gồm các yếu tố như: năng lực nguồn nhân lực; cách tổ chức triển khai; truyền thông nội bộ; cách thiết kế thẻ điểm; sự tập trung và chuẩn hóa trong tổ chức; vai trò của phòng tài chính; cơ sở dữ liệu….

- Nhóm yếu tố bên ngoài tổ chức: sự năng động của sản phẩm thị trường, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Qua nhiều nghiên cứu tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Braam và Nijssen (2008) về các nhân tố ảnh hưởng mức độ ứng dụng mô hình BSC có dẫn chứng khoa học, sức thuyết phục cao, đã được nhiều tác giả kế thừa mở rộng nghiên cứu, khẳng định có 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng BSC gồm: (1) Vai trò của nhà quản lý; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Đồng thời các nhân tố ảnh hưởng này cũng phù hợp nằm trong các nhóm yếu tố mà lý thuyết về quản trị sự thay đổi của Everett Roger (1995) nêu ra gồm (1) đặc điểm lãnh đạo tổ chức, (2) đặc điểm tổ chức nội bộ, và (3) công ty bên ngoài Đặc điểm. Vì vậy Tác giả luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2-8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Khung đề xuất nghiên cứu)

Tính năng động sản phẩm thị trường

Truyền thông nội bộ

Mức độ ứng dụng BSC Vai trò nhà quản lý Sự chuẩn hóa Sự tập trung hóa Tầm quan trọng phòng Tài chính

Ta có các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Nếu Sự tham gia của lãnh đạo cao thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H2: Nếu Sự tập trung hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H3: Nếu Ảnh hưởng của phòng tài chính tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H4: Nếu Sự chuẩn hóa thấp thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H5: Nếu chính sách Truyền thông nội bộ tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Giả thuyết H6: Nếu Sự năng động của sản phẩm-thị trường tốt thì với Mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai ngày càng cao.

Bảng 4: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Mối quan hệ H1 Vai trò của nhà quản lý + Mức độ ứng dụng BSC

H2 Sự quản lý tập trung - Mức độ ứng dụng BSC

H3 Ảnh hưởng của bộ phận tài chính + Mức độ ứng dụng BSC

H4 Sự chuẩn hóa - Mức độ ứng dụng BSC

H5 Truyền thông nội bộ + Mức độ ứng dụng BSC

H6 Sự năng động của sản phẩm – thị trường

+ Mức độ ứng dụng BSC

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã giới thiệu khái quát về các phương pháp đánh giá công việc, xu hướng phát triển của những phương pháp này qua các năm. Đồng thời trình bày về Thẻ điểm cân bằng, giải thích các yếu tố cấu thành Thẻ điểm cân bằng và mối liên hệ giữa các mục tiêu và thước đo của từng yếu tố. Tiếp theo đó tác giả đã nghiên cứu về Lý thuyết về quản trị sự thay đổi, đồng thời tác giả nêu ra một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng BSC. Sau đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố có tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 tác giả đã phân tích nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, từ đó đã xác định mô hình nghiên cứu với sáu yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai là: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Sự tập trung hóa; (3) Tầm quan trọng phòng tài chính; (4) Sự chuẩn hóa; (5) Truyền thông nội bộ; (6) Tính năng động sản phẩm, thị trường.Thang đo cho những biến này và giả thuyết nghiên cứu cũng đã được xây dựng dựa trên nghiên cứu Braam và Nijssen (2008).

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng mô hình BSC tại BIDV Nam Đồng Nai. Đồng thời chương này cũng trình bày phương pháp lấy mẫu, phương pháp thu thập và các bước tiến hành phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 62 - 66)