Xây dựng Hệ thống theo dõi kết quả thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 111 - 113)

Để BSC và KPI thực sự đi vào “cuộc sống” của Chi nhánh, phòng Tài chính- kế toán cần xây dựng thêm hệ thống theo dõi và cập nhật kết quả thực hiện các chỉ tiêu KPI. Hiện nay các mẫu biểu đánh giá chỉ dừng lại ở bảng tính Excel. Hệ thống hoàn toàn tự động bằng cách xây dựng phần mềm quản lý các chỉ tiêu KPI. Mặt khác hệ thống có thể trình chiếu theo thời gian thực trên các màn hình tại phòng họp tại Chi nhánh hoặc xây dựng online để các cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên có thể theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu bất cứ lúc nào, từ bất cứ đâu. Như vậy mọi đánh giá sẽ được công khai và rõ ràng, đảm bảo sự ghi nhận sát sao kết quả làm việc.

Ngoài ra Hệ thống báo cập nhật thường xuyên các kết quả của thẻ điểm cân bằng, các kết quả BSC cần phải được tuyên truyền, thông báo đều đặn hàng tuần trong ngân hàng, để các nhân viên cùng các cấp quản lý thường xuyên theo dõi, nếu có sự thay đổi chệch hướng theo kế hoạch đề ra thì sẽ có biện pháp kịp thời để tìm ra nguyên nhân, khắc phục và đưa ra giải pháp hợp lý. Đồng thời với việc hệ thống báo cáo thường xuyên kết quả đánh giá theo 4 khía cạnh sẽ làm cho nhân viên

có thêm động lực, biết được mỗi cá nhân/phòng ban đang ở mức nào, từ đó sẽ có hành động điều chỉnh kịp thời để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Bảng 39: Giá trị trung bình các thang đo Tầm quan trọng của phòng tài chính

Mã hóa Phát biểu Mean

TC1 Phòng tài chính có nhiều quyền lực trong Công ty so với các

phòng ban khác 3.9511

TC2 Kế toán quản trị có vị trí vượt trội và được đề cao trong công

ty. 3.9185

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra

5.2.4 Gia tăng mức độ ứng dụng mô hình BSC thông qua sự cân bằng của sự chuẩn hóa và tập trung hóa:

Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh đặc thù, đòi hỏi sự chuẩn hóa và tập trung hóa rất cao giúp hoạt động kinh doanh ngay càng được cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên chính khi có cấu trúc và mức độ chuẩn càng hóa cao thì càng khó thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa sự chuẩn hóa, sự tập trung hóa và mức độ ứng dụng mô hình BSC là mối quan hệ ngược chiều. Như vậy, mức độ chuẩn hóa và tập trung hóa như thế nào là phù hợp. Mức độ phù hợp này có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa đảm bảo cho chi nhánh vận hành theo những chuẩn mực của BIDV, quy định của NHNN vừa thúc đẩy được quá trình đổi mới nói chung và ứng dụng BSC nói riêng tại chi nhánh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả chỉ dừng lại ở mức độ đặt ra vấn đề cho những nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 40: Giá trị trung bình các thang đo Sự chuẩn hóa và tập trung hóa

Mã hóa Phát biểu Mean

TT1 BIDV Nam Đồng Nai có tập trung hóa cao về quyên lực và ra

quyết định 2.6141

TT2 BIDV Nam Đồng Nai có mức độ phân quyền và ra quyết định

cao 2.3913

nhất, bao quát

CH2 Nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc tuân thủ các quy

trình đã đưa ra 2.7772

CH3 Kiểm soát chặt chẽ các quy trình bằng hệ thống kiểm soát chi

tiết 2.9891

CH4 Các nhân viên làm việc theo đúng bản mô tả công việc 2.9457

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 111 - 113)