Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốnđầu tưra nước ngoàicho các dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (Trang 42 - 48)

1.2.5.1. Các yếu tố bên trongdoanh nghiệp

Chiến lược của doanh nghiệp nhà nước

Thực tiễn chỉ ra rằng những doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài có chiến lược rõ ràng, phù hợp, lâu dài; bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết, có tầm nhìn sẽ biết huy động sức mạnh tập thể trong

xây dựng, tổ chức thực hiện có hiêu quả chiến lược đầu tư vốn ra nước ngoài của mình. Bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện đầu tư vốn ra nước ngoài, không chỉ giúp doanh nghiệm tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, mà còn thuận lợi cho quá trình quản lý, điều hành hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài.

Bộ máy của doanh nghiệpnhà nước

Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về công nghệ thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người mà trước hết là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản lý doanh nghiệp của các nhà quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp mà trực tiếp là Tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị và các trưởng, phó phòng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ quản lý VĐT ra nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp có trình độ cao, năng lực tốt sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi có tác động ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý VĐT ra nước ngoài cũng như có chủ trương, chính sách chiến lược đầu tư phù hợp và tạo điêu kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, nhân lực đảm bảo cho hoạt động quản lý VĐT ra nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung quản lý, biết chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược đầu tư, mang lại lợi nhuận cao và hướng doanh nghiệp phát triển bền vững. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, việc xây dưng bộ máy quản lý hợp lý, có sư phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả đóng vai trò quan trong đối với hoạt động quản lý VĐT ra nước ngoài.

Uy tín, thương hiệu và chính sách của doanh nghiệp

Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp càng mạnh thì hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài cũng như quản lý hoạt động đó sẽ gặp thuận lợi. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong đầu tư, hợp tác kinh doanh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể doanh nghiệp sẽ khiến cán bộ, người lao động tự giác gắn bó với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lơi cho công tác quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài. Trong điều kiện cơ chế, chính sách của nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và còn chông chéo sẽ ảnh hưởng đến quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài. Nếu doanh nghiệp biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động sẽ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp tích cực, tự giác tham gia góp ̣ phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài.

Cơ sở vật chất, thông tin và tài chính

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh. Và để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần có nguồn tài chính ổn định và dồi dào, để có thể ứng phó và thực hiện được các thay đổi kịp thời và đồng bộ về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhanh nhạy và nắm bắt kịp thời các thông tin có lợi cũng như có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp sẽ mang tính sống còn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp cần có sự tỉnh táo, biết sàng lọc, đối chiếu thông tin trước khi tiếp nhận và sử dụng để ra quyết sách phù hợp cho doanh nghiệp.

1.2.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm các luật và các văn bản dưới luật của Việt Nam và của nước nhận đầu tư. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài của mọi doanh nghiệp. Mọi quy định về đầu tư, kinh doanh của nước nhận đầu tư đều tác động trực tiếp đến từng doanh nghiệp cũng như hoạt động quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, của nước nhận đầu tư; các doanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của nhà nước thông qua các luật định. Do vậy, hoạt động quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ hoạt động nên dựa trên quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước cũng như của nước nhận đầu tư để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình.

Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh và ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài nói riêng.

Môi trường kinh tế bao gồm nhiều yếu tố như: bối cảnh và tình hình phát triển kinh tế trong nước và quốc tế, chính sách kinh tế của nước nhận đầu tư … Môi trường kinh tế vừa tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, vừa có thể là nhân tố đầu tiên và chủ yếu trong việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nếu định hướng và hoạt động quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp không tuân theo quy luật phát triển của nó. Đây chính là nhân tố tác động trực tiếp nhất đến định hướng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Do đó, khi đưa ra một chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều phải phân tích kỹ càng các biến động của môi trường kinh tế của nước nhận đầu tư mà Đặc biệt, chính sách kinh tế có thể thúc đẩy, hoặc hạn chế đối với

hoạt động quảnt lý đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp. doanh nghiệp mình tham gia. Chính sách hỗ trợ vốn, khoa học - công nghệ, chính sách xúc tiến đầu tư… sẽ thúc đẩy quản lý đầu tư vốn ra nước ngoài; Ngược lại, một chính sách lãi suất, hoặc chính sách thuế có thể là rào cản đối với hoạt động này của doanh nghiệp.

Môi trường khoa học công nghệ

Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng phải đầu tư thay đổi mới công nghệ mới. Sự thay đổi nhanh chóng đó đã làm cho tuổi thọ của các thiết bị kĩ thuật ngày càng phải rút ngắn do công nghệ kĩ thuật của chúng theo thời gian ngày càng không đáp ứng đáp ứng được với đòi hỏi của thị trường và thời đại. Vì vậy trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài phải có sự suy xét chu đáo, lựa chọn các loại máy móc sao cho vừa phù hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của thời đại vừa phù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách đầu tư có thể cho phép của doanh nghiệp.

Khách hàng

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Đối với bất kì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành nhân tố quyết định sự sống còn của chính doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp được tự do hình thành và hoạt động, nếu có hiệu quả sẽ tồn tại được trên thị trường, còn nếu không sẽ tự động bị thị trường đào thải. Vì vậy đối với doanh nghiệp, sẽ luôn có áp lực từ các đối thử cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ cần giữ được uy tín và phát huy được năng lực sẵn có, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, không những thế, còn có thể nâng cao được vị thế của mình so với các đối thủ khác.

Nhà cung cấp

Hoạt động kinh doanh hiện nay trong tất cả các lĩnh vực đều đã tiến tới xu hướng chuỗi cung ứng toàn cầu. Khách hàng của doanh nghiệp này đồng thời cũng là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp khác. Việc có được và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần xây dựng một mạng lưới nhà cung cấp đủ lớn, tránh phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp nhất định, cần có nhà cung cấp thay thế để kịp thời đáp ứng trong những trường hợp có sự cố phát sinh, cũng như đàm phán được nguồn nguyên liệu có giá thành cạnh tranh nhất so với đối thủ.

Đối tác

Các đối tác đầu tư trong lĩnh vực dầu khí bao gồm các tập đoàn, các công ty dầu khí, các tổ chức năng lượng, các hiệp hội dầu khí... trong và ngoài nước. Tăng cường hợp tác với các đối tác uy tín, có tiềm lực tài chính lớn, có công nghệ hiện đại, có vị thế trong lĩnh vực dầu khí, có kinh nghiệm lâu năm trong tìm kiếm và khai thác sẽ giúp cho doanh nghiệp học hỏi, mở rộng mạng lưới đối tác cũng như có cơ hội phát triển, vươn xa hơn trong tương lai. Việc hợp tác thường diễn ra đối với các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Ngoài ra, còn có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, chế biến dầu khí, dịch vụ dầu khí, khoa học công nghệ, năng lượng. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác cùng đối tác trong hoạt động nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm gia tăng trữ lượng, duy trì nhịp độ và sản lượng khai thác dầu khí; các giải pháp quản trị, điều hành kịp thời ứng phó với các tình huống thay đổi giá dầu, biến động nền kinh tế,… cũng như phối hợp để giải quyết các kiến nghị pháp lý phù hợp, xử lý hài hòa các vướng mắc trong đầu tư.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰCDẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ

KHAI THÁCDẦU KHÍGIAI ĐOẠN 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (Trang 42 - 48)