1.2.4.1. Lập dự toán vốn đầu tư ra nước ngoài
Dự toán vốn đầu tư hàng năm được lập dựa vào Chương trình công tác và ngân sách được phê duyệt của năm đó.
Quy trình lập dự toán vốn đầu tư:
Phân tích chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, chương trình công tác và ngân sáchchung cho năm đầu tư hiện hành.
Xác định mục tiêu và dự kiến chi tiết các khoản đầu tư ra nước ngoài
Tiến hành lập dự toán: xác định được từng chỉ tiêu trong dự toán; Tổng hợp các chỉ tiêu, lên cân đối toàn bộ và phản ánh theo biểu mẫu quy định; Lập bản thuyết minh về các điều kiện, các lý do và tính khả thi của việc thiết lập các chỉ tiêu dự toán; Đề xuất các biện pháp chủ yếu để hoàn thành các chỉ tiêu dự toán đã đưa ra.
Phê duyệt dự toán VĐT: đây là khâu phê duyệt để dự toán trở thành văn bản có giá trị thi hành. Việc xét duyệt dự toán được thực hiện từ dưới lên trên.
Giao dự toán: dự toán VĐT, sau khi đã được phê chuẩn, được giao cho bộ phận chuyên trách thực hiện. Việc giao dự toán VĐT thực hiện tuần tự từ cấp cao xuống cấp thấp.
1.2.4.2. Triển khai dự toán vốn đầu tư
Xin giấy phép chuyển tiền của ngân hàng nhà nước
Nhà điều hành tiến hành làm hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài và nộp lên ngân hàng nhà nướctiếp nhận, kiểm tra và xác nhận để có thể góp vốn đầu tư ra nước ngoài. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với ngân hàng nhà nước khi có một hay nhiều phát sinh thay đổi so với nôi dung văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối mà ngân hàng nhà nước đã cho phép.
Tiếp nhận và kiểm soát giấy đề nghị chuyển vốn của nhà điều hành và xin ý kiến các ban
Hàng tháng nhà điều hành ước tính nhu cầu chi tiêu của tháng tiếp theo và dựa vào chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt gửi yêu cầu góp vốn cho các bên nhà thầu theo tỷ lệ phần trăm tham gia vào dự án. Sau khi nhận được yêu cầu gọi vốn từ nhà điều hành các ban trong doanh nghiệp thực hiện kiểm tra đối chiếu, soát xét.
Thực hiệnnghiệp vụ chuyển vốn ra nước ngoài
Doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển tiền ra nước ngoài cho nhà điều hành theo đề nghị góp vốn.
1.2.4.3. Quyết toán vốn đầu tư
Do dự toán vốn đầu tư được lập hàng năm căn cứ theo Chương trình công tác và ngân sách nên quyết toán vốn đầu tư cũng tương ứng được tiến hành theo năm. Bên cạnh đó, khi một dự án đầu tư hoàn thành và kết thúc, còn cần tiến hành quyết toán cho dự án hoàn thành.
Quyết toán VĐT theo dự toán hàng năm
Lập và trình duyệt báo cáo quyết toán: Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và
và đủ nguồn VĐT đã thực hiện dự án, phản ánh trung thực chi phí đầu tư, đưa ra kiến nghị về xử lý vốn và tài sản sau quyết toán.
Phê duyệt và thẩm tra quyết toán: được phê duyệt bởi cấp phê duyệt đầu tư,
ngoài ra, Chủ đầu tư có thể thuê ngoài kiểm toán độc lập để kiểm toán chi phí đầu tư để làm căn cứ thẩm tra quyết toán.
Quyết toán VĐT theo dự án hoàn thành
VĐT được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng (Bộ Tài chính, 2011). Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.Báo cáo quyết toán bao gồm 2 loại: Báo cáo quyết toán dự án theo dự toán hàng năm và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Doanh nghiệp khi kết thúc năm ngân sách, phải thực hiện khoá sổ kế toán ngân sách, xử lý ngân sách cuối năm và lập Báo cáo quyết toán NSNN. Báo cáo quyết toán được gửi đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt, sau đó tổng hợp và gửi đơn vị dự toán cấp I. Sau khi xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính thẩm định quyết toán NSNN theo quy định. Đơn vị dự toán cấp I (các Bộ, cơ quan trung ương) có trách nhiệm gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 01/10 năm sau.
Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định. Báo cáo quyết toán dự án bao gồm:
Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án là giá trị thực tế đã thanh toán qua cơ quan kiểm soát cấp vốn, thanh toán, cho vay tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư.
Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án hoặc công trình độc lập đưa vào khai thác, sử dụng có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, trường hợp cần thiết người phê duyệt quyết toán quyết định việc thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng DN.
1.2.4.4. Kiểm soát vốn đầu tư
Mục tiêu của kiểm soát VĐT:
Phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều kế hoạch nâng cao hiệu quả cảu từng dự án nói riêng, của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát DN đầu tư ra nước ngoài chấp hành đúng pháp luật, phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện pháp luật để kịp thời có biện pháp uốn nắn, sửa chữa và ngăn chặn sai phạm của DN đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc kiến nghị việc điều chỉnh chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài.
Thông qua việc kiểm tra và giám sát, đánh giá các dự án đầu tư còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài để các cơ quan
quản lý nhà nước, doanh nghiệp có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành. Kiểm soát hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài là hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý và DN, nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp, làm mất quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, thực hiện chức năng kiểm soát đối với DN đầu tư ra nước ngoài không chỉ đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật mà nhằm tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ DN đầu tư vốn ra nước ngoài tháo gỡ khó khăn.
Mục đích của kiểm soát VĐT:
Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của chiến lược, các cơ chế chính sách đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp.
Đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng đầu tư.
Tăng cường sự tuân thủ về mặt hành chính trong việc tổ chức thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.
Nội dung kiểm soát VĐT bao gồm:
Kiểm soát việc xây dựng dự toán vốn có phù hợp với chiến lược đầu tưra nước ngoài và chương trình công tác và ngân sách của doanh nghiệp, có phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Kiểm soát việc tiếp nhận và xử lý giấy đề nghị chuyển vốn của nhà điều hành có tiến hành đúng quy trình và đảm bảo tính chính xác hay không.
Kiểm soát hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài có đảm bảo đúng và đủ số vốn theo đề nghị góp vốn, có đảm bảo tiến độ thời gian cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài không.
Hình thức kiểm soát VĐT bao gồm:
Kiểm soát định kỳ: là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định.
Kiểm soát đột xuất: là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư
khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp hay những vấn đề nảy sinh trong từng dự án đầu tư.
Kiểm soát thường xuyên: là công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp.
Các công cụ kiểm soát VĐT bao gồm:
Quy định Hiến pháp, Pháp luật, và các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư, Công văn, Văn bản,…) liên quan đến đầu tư, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư trong lĩnh vực cùng với các Quy định về đầu tư dự án dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia.
Các cơ quan có thẩm quyền liên quan được giao trách nhiệm: Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Hội đồng thẩm định, Nhà điều hành, Ban chức năng chuyên môn, ngân hàng nhà nước, kiểm toán độc lập...
Sự giám sát, nguồn tin từ xã hội (báo chí, truyền thông, mạng xã hội,…)
Quy trình kiểm soát VĐT:
Xác định mục tiêu kiểm soát
Xác định nội dung kiểm soát: thực tế triển khai dự án dầu khí so với dự toán vốn đầu tư hàng năm đã được duyệt; mức độ tuân thủ các quy định của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án dầu khí hoặc tuân thủ điều lệ, quy định công ty; kiểm toán quy trình kiểm soát nội bộ của bộ phận trực tiếp triển khai dự án dầu khí; các phát sinh, khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ.
Tiến hành kiểm soát: thông qua giám sát định kì và kiểm toán
Đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra sáng kiến đổi mới
1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư ra nước ngoàicho các dựán đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của doanh nghiệp nhà nước