PVEP nên xem xét và điều chỉnh tần suất yêu cầu báo cáo các dự án theo hướng đơn giản hoặc giảm tần suất để giảm bớt áp lực cho chủ đầu tư. Hoặc có thể giữ nguyên tần suất nhưng giảm bớt nội dung báo cáo hoặc dựa trên thực tế để ưu tiên báo cáo về nội dung nào quan trọng hơn hoặc cấp bách hơn. PVEP tiếp tục duy
trì kênh thông tin hiệu quả với các đơn vị điều hành, cán bộ tại thực hiện dự án dầu khí để tăng cường kiểm soát, tránh tình trạng các chủ đầu tư báo cáo theo hình thức mà không đúng hoặc không đủ với thực trạng của dự án.
Ngoài ra, PVEP cũng nên phân chia theo nhóm để kiểm soát được hiệu quả hơn, cụ thể:
Đối với JOC/POC:xây dựng các quy trình nội bộ để đẩy nhanh quá trình phê duyệt, tránh chồng lấn trách nhiệm; xây dựng các chỉ tiêu KPIs cho các dự án làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; định kỳ cập nhật và ban hành đơn giá về dịch vụ/ chi phí chung và chi phí hành chính làm cơ sở xem xét chương trình công tác và ngân sách và phê duyệt dự toán và đơn giá gói thầu; kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư kết hợp với các đợt kiểm toán định kỳ trong năm; xây dựng, áp dụng các biểu mẫu về Chương trình công tác và ngân sách, gọi vốn và báo cáo chi phí v.v.
Đối với PSC:chủ động tổ chức họp ở cấp chuyên viên để nắm rõ/giải quyết tình hình sản xuất, tiến độ; lập các bảng tiến độ dự án để theo dõi; hình thành các trao đổi đa chiều giữa PVEP - đơn vị dự án - đơn vị cung cấp dịch vụ để tối ưu hóa vận hành sản xuất.