Trên cơ sở định định hướng đầu tư nước ngoài đến năm 2030 của Bộ Chính trị, PVEP cần xác định hướng đi đúng đắn để có thể đạt được thành công to lớn trong giai đoạn sắp tới, cụ thể:
Chủ động tìm hiểu, cập nhật quy định chính sách mới, có thái độ hợp tác với nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Tuân thủ pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế và các chính sách, pháp luật có liên quan khác. Bản thân PVEP khi đầu tư ra nước ngoài phải có ý thức trách nhiệm trong vấn đề tìm hiểu cơ chế chính sách pháp luật Việt Nam, cũng như các văn bản điều ước quốc tế và pháp luật nước sở tại.
Có ý thức bảo vệ môi trường sống nơi sở tại, không chỉ bảo đảm hoạt động kinh doanh bền vững của chính doanh nghiệp mà còn hạn chế những phản đối, bất bình và tẩy chay từ phía người dân địa phương. Bên cạnh lợi ích cho doanh nghiệp, PVEP cũng cần đảm bảo lợi ích hài hòa cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm và tích cực các hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo đối với quốc gia nhận đầu tư.
Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính của PVEP khi đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu để từng bước nâng cao năng lực quản trị. Cùng với đó, cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Đồng thời, khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ chế đầu tư, tiềm năng thị trường, triển vọng lợi nhuận… trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Phải tìm hiểu thông tin để phòng ngừa những tranh chấp phát sinh tại nước có ý định đầu tư, đồng thời để tránh gặp phải việc bị lừa đảo dự án đầu tư ở nước ngoài. Tìm hiểu sâu về chính sách đầu tư và những thay đổi chính sách của nước nhận đầu tư, cũng như tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Tìm hiểu kỹ những thông tin về thị trường mục tiêu trước khi ra đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu các quy định pháp luật, cập nhật những thay đổi trong chính sách của nước sở tại nhằm phòng ngừa những tranh chấp, hiểu rõ văn hóa của nước sở tại để tránh những xung đột trong thời gian hoạt động đầu tư, kinh doanh… Tuân thủ đúng luật pháp của nước sở tại, đặc biệt là những quy định trong lĩnh vực môi trường, an sinh xã hội…
Cần xây dựng chiến lược đầu tư theo từng thời điểm, từng địa bàn, từng đối tác một cách cụ thể và rõ ràng. Đối với những thị trường đầu tư truyền thống thì lại cần xây dựng chiến lược đầu tư một cách chi tiết hơn nữa để tận dụng những lợi thế của Việt Nam cũng như những ưu đãi của nước sở tại để đạt được hiệu quả đầu tư tối đa nhất.
Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị. Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu hợp lý để từng bước nâng cao năng lực quản trị. Cùng với đó, cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến… để thu được lợi nhuận cao nhất trong bối cảnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường đối mặt với nhiều rủi ro.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí đến năm 2025
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của PVEP cần được quán triệt theo một số quan điểm, định hướng sau:
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư của PVEP phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, sự thay đổi của ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới nói chung.
Nâng cao hiểu biết và nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tư, coi đó là hoạt động không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp.
Đầu tư vào công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý VĐT và các DAĐT có kiến thức và kinh nghiệm, xác định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý.
Phát huy tối đa vai trò, chức năng của thông tin trên các báo cáo phân tích đầu tư, là cơ sở cho việc kiểm soát VĐT và các DAĐT cũng như việc ra quyết định của nhà quản lý.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài chocác dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Tổng Công ty thăm dò khai