2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị có bề dày truyền thống, giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Tập đoàn - tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí.
Quá trình hình thành và phát triển của PVEP gắn với lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) được thành lập ngày 04/05/2007 trên cơ sở sát nhập Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và Công ty Đầu tư - Phát triển dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh và tập trung nguồn lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam ở khâu thượng nguồn, để nâng cao tính chủ động và năng lực cạnh tranh, đưa PVEP thành công ty dầu khí quốc tế có khả năng điều hành hoạt động thăm dò khai thác ở cả trong và ngoài nước.
Với những thành tựu đạt được, PVEP đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và được công nhận là Tổng Công ty đặc biệt của Nhà nước.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động củaTổng công ty thăm dò khai thác Dầu khí
Các chức năng kinh doanh chính của PVEP bao gồm:
Cung cấp các dịch vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước và nước ngoài.
Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị, tài liệu, mẫu phục vụ các dự án thăm dò khai thác dầu khí, các hợp đồng dầu khí (theo quy định của pháp luật).
Xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình thăm dò, khai thác dầu khí.
Đầu tư mua, bán, chuyển nhượng, ký kết các dự án, hợp đồng dầu khí, các tài sản dầu khí.
Xuất, nhập khẩu dầu thô thuộc quyền định đoạt của Tổng Công ty trong các dự án khai thác dầu khí, các hợp đồng dầu khí.
Tham gia thực hiện và đầu tư các dự án liên quan nhằm gia tăng hiệu quả công tác phát triển khai thác các mỏ dầu khí.
Tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại các khu vực theo hợp đồng dầu khí, các dự án được Tập đoàn giao thực hiện, bao gồm các hoạt động khảo sát địa chất, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải, đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí.
Khảo sát nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực mà Tổng Công ty quan tâm và các khu vực được Tập đoàn Dầu khí giao thực hiện.
2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của PVEP
(Nguồn: PVEP website,2020) Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận gồm:
Hội đồng thành viên (gồm Chủ tịch HĐTV và các thành viên HĐTV): là lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Chủ tịch có trách nhiệm cùng với các thành viên quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm, đưa ra đường lối, chủ trương và xử lý các công việc theo quyền hạn, trách nhiệm của mình…
Ban Tổng Giám đốc: nhận chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng thành viên và xử lý những quyết định trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước HĐTV. Các phó tổng giám đốc còn có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành quyết định của Tổng giám đốc và nhận phản hồi những thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ trình lên Tổng giám đốc để bàn phương hướng giải quyết…
Ban kiểm soát: thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán doanh nghiệp , báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, HĐTV, Ban Tổng Giám đốc…
Ban kiểm soát nội bộ: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng Thành viên và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý, thúc đẩy việc thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo TCT; phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của PVEP…
Ban Thăm dò: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động liên quan đến: công tác thăm dò dầu khí; công tác khoan; thẩm định và phê duyệt BC trữ lượng, các BC về công tác thi công khoan…
Ban Công nghệ mỏ: tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý công tác khai thác mỏ và các hoạt động công nghệ mỏ; đánh giá, kiểm định mô hình địa chất mỏ và mô hình khai thác mỏ; thẩm định, xây dựng các báo cáo kế hoạch phát triển mỏ đại cương...
Ban Phát triển Khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng
Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý toàn bộ các hoạt động phát triển mỏ; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển khai thác dầu khí hằng năm, trung hạn và dài hạn; chủ trì thẩm định các báo
cáo phát triển mỏ...
Ban Quản lý dự án: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: quản lý, giám sát thực hiện các dự án dầu khí; quản lý, nghiên cứu đánh giá tổng hợp thị trường dầu khí, xây dựng chính sách thương mại, tiếp thị và bảo hiểm.
Ban Kế hoạch & Đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP trong việc xây dựng chính sách/quy định/quy trình trong công tác kế hoạch và quản lý đầu tư của Tồng Công ty; xây dựng chiến lược phát triển; kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, trung hạn, dài hạn; chủ trì lập và trình duyệt các báo cáo đầu tư, báo cáo gia hạn, chuyển giai đoạn/pha, báo cáo kết thúc dự án dầu khí...
Ban Tài chính & Kế toán: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc xử lý các công việc tài chính-kế toán bao gồm: quản lý tài sản/nguồn vốn/các quỹ tài chính của PVEP; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc áp dụng chính sách tài chính, quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động tài chính và đầu tư tài chính của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên; tổ chức công tác kế toán; lập báo cáo tài chính của Công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của PVEP...
Ban Công nghệ, An toàn, Sức khỏe & Môi trường: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP trong việc xây dựng chính sách/quy định/quy trình trong công tác khoa học công nghệ của Tổng Công ty, công tác an toàn sức khỏe môi trường của các dự án dầu khí...
Ban Pháp chế & Tuân thủ: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp/đổi mới doanh nghiệp và dự án dầu khí; đầu mối giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư của PVEP...
Ban Quản trị Nguồn nhân lực: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo PVEP và chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc: tổ chức bộ máy, đổi mới, tái cấu trúc, cơ chế quản lý, điều hành của PVEP; quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương và chế độ chính sách, thi đua, khen thưởng, đào tạo, bảo hiểm xã hội…
chuyên môn trong: công tác văn thư - lưu trữ của Tổng Công ty; công tác thư ký, tổng hợp giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty; triển khai công tác hành chính, quản trị, an sinh xã hội, đối ngoại, truyền thông, sự kiện; quản lý, vận hành hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển các ứng dụng, hệ thống dữ liệu kỹ thuật/phi kỹ thuật, hệ thống báo cáo quản trị doanh nghiệp của Tổng Công ty…
Nhân lực và trình độ nhân lực
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực tại PVEP giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: người Cơ cấu 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Phân theo trình độ Tiến sỹ 4 1 5 1 5 1 Thạc sỹ 84 20 118 25,5 120 24,5 Cử nhân đại học 332 79 339 73,5 363 74,5 Tổng số 420 100 462 100 488 100 2. Phân theo độ tuổi Từ 22-30 63 15 75 16 83 17 Từ 31-40 210 50 222 48 241 49 Từ 41-55 105 25 123 27 120 25 Từ 55-60 42 10 42 9 44 9 Tổng số 420 100 462 100 488 100 2. Phân theo giới tính Nam 236 56 263 57 278 57 Nữ 184 44 199 43 210 43 Tổng số 420 100 462 100 488 100 (Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Nhìn vào số liệu thu thập được như bảng trên, ta có thể nhận thấy:
Phân theo giới tính: có sự chênh lệch giữa tỉ lệ nam và nữ, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch này không quá lớn. Cơ cấu nhân lực của PVEP giai đoạn 2017-2019 đều có tỉ lệ nam lớn hơn tỉ lệ nữ. Mức độ thay đổi qua các năm rất nhỏ và không đáng
kể. Lý do, đây là công ty thuộc lĩnh vực dầu khí, bao gồm nhiều bộ phận chuyên môn về kĩ thuật nên sẽ có nhiều nam hơn.
Phân theo trình độ: có thể rõ ràng nhận thấy các cán bộ, nhân viên của PVEP đều đảm bảo về chất lượng khi mức thấp nhất là đạt trình độ đại học trở lên. Nhóm trình độ đại học cũng là nhóm nhân lực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong PVEP với tỉ lệ lần lượt là 79% năm 2017, 73,5% năm 2018 và 74,5 năm 2019. Nhìn vào mức thay đổi này ta thấy, tỉ lệ có giảm nhẹ với các năm gần đây chứng tỏ PVEP đã và đang phát triển tốt đội ngũ nhân lực để nâng cao trình độ cho họ. Xếp thứ hai là nhóm nhân lực có trình độ thạc sĩ với tỉ lệ từ 20-25,5% và có xu hướng tăng qua các năm. Nhóm cuối cùng là nhóm có trình độ tiến sĩ, hầu hết họ nắm giữ chức vụ cao và ở vai trò quản lý, nhóm này tuy chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng nguồn nhân lực nhưng lại duy trì ổn định qua các năm. Điều này đảm bảo cho PVEP có một đội ngũ quản lý, lãnh đạo tốt trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển.
Phân theo độ tuổi: nguồn nhân lực của PVEP được chia thành bốn nhóm tuổi: từ 22-30, từ 31-40, từ 41-55 và từ 55-60. Từ bảng số liệu ta thấy, nhóm 31-40 chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 50% trên tổng số, thứ hai là nhóm 41-55 chiếm khoảng 25%, thứ ba là nhóm 22-30 chiếm khoảng 15% và cuối cùng 55-60 chiếm khoảng 10%. PVEP có nguồn nhân lực với phân bổ độ tuổi khá trẻ, đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho các công việc liên quan. Nhóm tuổi 22-30 cũng gia tăng qua các năm, điều này hoàn toàn hợp lý và cần thiết cho PVEP để tuyển mới và đào tạo đội ngũ kế cận cho sự phát triển trong tương lai, nhóm 22-30 cũng là nhóm trẻ nhất, có cơ hội tiếp cận và học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhất - điều này vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019
1 Sản lượng dầu và condensate triệu tấn 3,87 3,17 3,13 2 Sản lượng khai
thác khí tỷ m3 1,09 1,06 1,32
(Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Với sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2017 là 4.96 triệu tấn quy dầu đạt 113% kế hoạch PVN giao gia tăng 0.69 triệu tấn quy dầu so với chỉ tiêu Chính phủ giao, góp phần tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách nhà Nước. Ngày 28/11/2018, PVEP đã hoàn thành kế hoạch khai thác năm, về đích trước kế hoạch khai thác dầu/condensate 32 ngày và hoàn thành kế hoạch khai thác khí sớm 15 ngày và năm 2019, PVEP đã đạt được những kết quả cụ thể sau:Gia tăng trữ lượng từ giếng: TGT-31P Lô 16-1 (0,03 triệu tấn); CT-6X Lô 09-3/12 (1,19 triệu tấn); LDT-1X Lô 15-1/05 (0,38 triệu tấn); Saffron-1/1ST1 Lô PM3CAA (0,23 triệu tấn).
Sản lượng khai thác đạt4,45triệu tấn quy dầu (toàn đề án: 9,54 triệu tấn quy dầu), đạt 103% kế hoạch năm, trong đó:
Dầu: 3,13triệu tấn (toàn đề án: 6,71 triệu tấn), đạt 103% kế hoạch năm; Khí: 1,320 triệu m3 (toàn đề án: 2.829 triệu m3), đạt 103% kế hoạch năm. Tổng doanh thu ước tính là 35.914 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế trước phân bổ chi phí ước tính là 12.303 tỷ đồng đạt 170% kế hoạch năm; Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ chi phí ước tính 6.345 tỷ đồng đạt 154% kế hoạch năm; Nộp ngân sách Nhà nước là 10.527 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm; Giá trị thực hiện đầu tư (Capex) năm 2019 ước khoảng 166,54 triệu USD (tương đương 3.830 tỷ đồng), đạt 39% kế hoạch năm.
Bảng 2.3: Kết quảsản xuất kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017- 2019
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2017 2018
1 Sản lượng khai thác quy
dầu (triệu tấn) 4.76 4.25
2 Doanh thu 34.047 37.499
3 Tổng tài sản 133.511 122.746
4 Vốn chủ sở hữu 70.510 71.044
5 Vốn điều lệ 59.700 59.700
6 Chi phí lãi vay 1.497 1.273
7 Lợi nhuận trước thuế 8.178 12.589 8 Lợi nhuận sau thuế 3.515 6.318
9 Nộp lợi nhuận cho PVN - -
10 Nộp NSNN 8.627 10.521
(Nguồn: PVEP, 2017-2019)
Cùng với việc về đích sớm chỉ tiêu sản lượng khai thác và sự phụ hồi của giá dầu vào năm 2017 (trung bình năm là 55.5 USD/thùng), PVEP đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính được giao. Tổng doanh thu ước tính 34.047 tỷ VNĐ đạt 111% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 8.627 tỷ VNĐ đạt 123% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính 8.178 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 3.515 tỷ đồng. Ước tính tại thời điểm 31/12/2017 tổng tài sản của PVEP là 135.001 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 70.704 tỷ đồng.
Năm 2018 giá dầu phụ hồi ( trung bình 73.79 USD/thùng), các chỉ tiêu tài chính của PVEP được thực hiện vượt mức vượt năm 2017, tổng doanh thu ước tính 37.499 tỷ VNĐ đạt 146% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 10.521 tỷ VNĐ đạt 164% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính 12.589 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 6.318 tỷ đồng.
Năm 2019 với giá dầu trung bình ở mức 67,28 USD/thùng, PVEP đã hoàn thành kế hoạch tổng doanh thu ước tính 35.914 tỷ VNĐ đạt 107% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 12.303 tỷ VNĐ. Lợi nhuận trước thuế ước tính 6.345 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ chi phí ước tính 10.527 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của PVEP năm 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết PVEP, 2017-2019)
Kết quả hoạt động kinh doanh của PVEP giai đoạn 2017-2019 theo từng lĩnh vực như sau:
Tìm kiếm thăm dò
Tìm kiếm - thăm dò (TKTD) dầu khí là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của PVEP, nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí, bổ sung và bù đắp cho sản lượng khai thác hàng năm. Giai đoạn 2017-2019, công tác TKTD đã và đang tích cực triển khai và đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: thu nổ 1030 km địa chấn 2D, 416 km2 địa chấn 3D, khoan 12 giếng thăm dò thẩm lượng (TDTL), gia tăng trữ lượng đạt 3.1 triệu tấn quy dầu từ khoan TDTL. Trong giai đoạn này có 02 phát hiện dầu
khí mới, góp phần quan trọng đảm bảo quỹ trữ lượng, bù đắp sản lượng đã khai thác. Số liệu cụ thể sẽ được thống kê trong bảng Kế hoạch và thực hiện khối lượng TKTD giai đoạn 2017-2019 dưới đây:
Bảng 2.5: Kế hoạch và thực hiện khối lượng TKTD giai đoạn 2017-2019