Bộ máy quản lý vốnđầu tưra nước ngoàicho các dự ánđầu tư trong lĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (Trang 35 - 37)

1.2.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước

Một số vị trí quan trọng phổ biến trong cơ cấu bộ máy quản lý VĐT đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

Hội đồng Thành viên: xây dựng và quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển củadoanh nghiệp. Quyết định các phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 30% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc năm. Quyết định dự án đầu tư, xây dựng do doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Quyết định chuyển nhượng/chấm dứt thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng do doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Đối với các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, doanh nghiệp quyết định chuyển nhượng/chấm dứt thực hiện dự án sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư, xây dựng do doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 29 của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí thực hiện theo Nghị định riêng của Chính phủ và pháp luật về dầu khí.

Tổng giám đốc: Điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư.

Hội đồng thẩm định: xem xét, kiểm tra, đánh giá, thẩm định Báo cáo kế hoạch phát triển; họp và trao đổi với nhà thầu về báo cáo kế hoạch, thông qua và phê duyệt báo cáo kế hoạch.

Ban kiểm soát: Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược pháttriển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của doanh nghiệp. Giám sát và đánh giá mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý, phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ của doanh nghiệp

Nhà thầu/Nhà điều hành/Công ty điều hành chung: là tổ chức, cá nhân đại diện cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí, điều hành các hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền theo Hợp đồng dầu khí.

Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng thẩm định: nghiên cứu báo cáo kế hoạch và cho ý kiến đánh giá về báo cáo. Thư ký của Tổ chuyên viên tổng hợp và hoàn thiện các văn bản trước khi trình họp với Hội đồng thẩm định.

Bên cạnh đó là sự tham gia của các Ban chuyên môn như: ban Tài chính&Kế toán, ban Quản trị nguồn nhân lực, ban Kế hoạch đầu tư, ban Quản lý dự án.

1.2.3.2 Nhân lực và yêu cầu của nhân lực quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước

Để đảm bảo quản lý VĐT, các doanh nghiệp phải có được đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và có năng lực phù hợp đáp ứng yêu cầu về quản lý VĐT ra nước ngoài đối với các dự án dầu khí.

Yêu cầu cơ bản đối với nhân lực quản lý VĐT bao gồm: - Nắm được kiến thức và kĩ năng quản lý

- Hiểu biết về đầu tư, vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư ra nước ngoài

- Nắm được quy trình lập dự toán, triển khai dự toán, quyết toán và kiểm soát VĐT ra nước ngoài.

- Nắm được các văn bản, quy định của pháp luật về đầu tư vốn ra nước ngoài của cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.

- Kĩ năng phối hợp với các bộ phận, các tổ chức, các bên liên quan trong quá trình quản lý VĐT nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

1.2.4. Nội dung quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tưtrong lĩnh vực dầu khí của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (Trang 35 - 37)