2.3.3.1. Xin giấy phép chuyển tiền của ngân hàng nhà nước
Nhà điều hành tiến hành làm hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài và nộp lên ngân hàng Nhà nước tiếp nhậnkiểm tra và xác nhận để có thể góp vốn đầu tư ra nước ngoài (Chính phủ,2017). Sau khi được cấp phép, nếu doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi giao dịch ngoại hổi như: thay đổi tài khoản vốn đầu tư, thay đổi tiến độ chuyển vốn, tăng giảm tiến độ chuyển vốn…, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với ngân hàng Nhà nước khi có một hay nhiều phát sinh thay đổi so với nội dung văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối mà ngân hàng Nhà nước đã cho phép. Hàng quý, nhà đầu tư cung cấp báo cáo chuyển vốn và sao kê tài khoản ngân hàng đã đăng ký cho ngân hàng nhà nước để kiểm tra và giám sát.
Dưới đây là bảng cập nhật tình trạng xin giấy phép chuyển tiền ra nước ngoài của các dự án của PVEP năm 2017-2019:
Bảng 2.14. Thực trạng xin giấy phép chuyển tiền ra nước ngoài đối với các dự án của PVEPgiai đoạn 2017-2019
Stt Loại dự án n vịĐơ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Ngân hàng đống ý cấp phép Ngân hàng không đồng ý cấp phép Ngân hàng đống ý cấp phép Ngân hàng không đồng ý cấp phép Ngân hàng đống ý cấp phép Ngân hàng không đồng ý cấp phép 1 Dự án phát triển khai thác SL 6 3 2 7 2 7 2 Dự án TKTD sử dụng Quỹ TKTD SL 7 - - 7 - 7 Tổng SL 13 3 2 14 2 14
(Nguồn: Báo cáo của PVEP, 2017-2019)
Từ bảng tổng hợp số lượng các dự án xin phép chuyển tiền ra nước ngoài, có thể thấy số dự án xin giấy phép ở ba năm 2017, 2018, 2019 là giống nhau với 16 dự án. Tuy nhiên, theo từng năm thì tỉ lệ giữa số được cấp phép và không được cấp phép hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 2017, có 13 dự án được cấp phép và ba dự án
không được cấp phép. Trái ngược với đó, năm 2018 và 2019 chỉ có hai dự án được cấp phép và 14 dự án không được cấp phép. Một điểm đáng chú ý là các dự án không được cấp phép chuyển tiền đều thuộc nhóm dự án tìm kiếm thăm dò trong khi các dự án phát triển khai thác đều được cấp phép chuyển tiền ra nước ngoài.
Các dự án không được cấp phép là do một số nguyên nhân sau: thứ nhất, số tiền cần chuyển ra nước ngoài vượt hạn mức trên Giấy chứng nhận đầu tư nên ngân hàng nhà nước không cấp phép. Thứ hai, do Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài đã hết hạn nên mặc dù số vốn cần chuyển đảm bảo hạn mức cho phép nhưng ngân hàng nhà nước cũng không cấp phép.
2.3.3.2. Tiếp nhận kiểm soát giấy đề nghị chuyển vốn của nhà điều hành và xin ý kiến các ban
Tại PVEP, hàng tháng nhà điều hành ước tính nhu cầu chi tiêu của tháng tiếp theo và dựa vào chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt và gửi yêu cầu góp vốn cho các bên nhà thầu theo tỷ lệ phần trăm tham gia vào dự án. Sau khi nhận được yêu cầu gọi vốn từ nhà điều hành các ban liên quan thực hiện kiểm tra đối chiếu, soát xét.
Các ban liên quan sẽ tiến hành xem xét góp vốn dựa trên cơ sở: - Hợp đồng dầu khí;
- JOA/TTUQĐH/TTUTĐT, Thể thức kế toán;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Báo cáo FDP/FFDP, Báo cáo đầu tư/Báo cáo đầu tư điều chỉnh (nếu có) - Tiến độ chuyển vốn đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước;
- Chương trình công tác và ngân sách điều chỉnh (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của PVEP hàng năm;
- Hợp đồng ứng vốn hàng năm, các Quyết định giải ngân theo Hợp đồng ứng vốn cho PVEP đối với các dự án sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Sau khi rà soát và xem xét nếu đạt điều kiện, yêu cầu góp vốn sẽ được phê duyệt và thực hiện bước tiếp theo là chuyển vốn góp cho đơn vị gọi vốn.
Bảng 2.15. Thực trạng tiếp nhận và phê duyệt đề nghị chuyển vốn ra nước ngoài đối với các dự án của PVEPgiai đoạn 2017-2019
Stt Loại dự án Đơ n vị
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tiếp nhận Phê duyệt Tiếp nhận Phê duyệt Tiếp nhận Phê duyệt 1 Dự án phát triển khai thác SL 6 5 2 2 2 2 2 Dự án TKTD sử dụng Quỹ TKTD SL 7 5 - - - - Tổng SL 13 10 2 2 2 2
(Nguồn: Báo cáo của PVEP, 2017-2019)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy hầu hết số dự án đề nghị chuyển vốn đều được tiếp nhận và phê duyệt trên mức 75%. Cụ thể năm 2017 tiếp nhận đề nghị của 13 dự án và được phê duyệt 10/13 (tương đương 77%), năm 2018 tiếp nhận đề nghị của 2 dự án và được phê duyệt 2/2 (tương đương 100%) và năm 2019 tương tự năm 2018. Điều này chứng tỏ PVEP rất nỗ lực và hiệu quả trong khâu tiếp nhận và phê duyệt đề nghị chuyển vốn ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư. Số dự án chưa được phê duyệt là do chưa hoàn chỉnh về hồ sơ, giấy tờ và sau khi được các ban chuyên môn của PVEP cho ý kiến góp ý, nhà đầu tư sẽ tiếp tục hoàn thiện và gửi lại đề nghị chuyển vốn để xem xét phê duyệt.
Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả/ các biểu mẫu
Đơn vị gọi vốn
4.2.2.2
Hồ sơ đề nghị góp vốn
Lãnh đạo các Ban chức năng, các Ban chuyên môn (nếu cần)
4.2.3
Phân công xử lý qua hệ thống điều hành tác nghiệp điện tử (edoc) hoặc hệ thống email TCT Chuyên viên các
Ban chức năng, các Ban chuyên môn được phân công
4.2.4
Xử lý hồ sơ đề nghị gọi vốn.
Ban Kế hoạch và Quản lý dự án, các Ban chuyên môn (nếu cần), Trưởng Đại diện/Trưởng đại diện dự khuyết
4.2.4
Xử lý hồ sơ đề nghị gọi vốn. BM.01/QT.TC.01 ( Đối với Ban KH&QLDA)
Chuyên viên/ Lãnh đạo Ban Tài chính
4.2.4.3
Nhiệm vụ của Ban TC BM.02/QT.TC.01
Lãnh đạo Tổng công ty 4.2.4.5.
Phê duyệt của Lãnh đạo TCT
Ban KTKT 4.2.4.6
Nhiệm vụ của Ban KTKT BM.03/QT.TC.01
Sơ đồ 2.3: Quá trình góp vốn vào các dự án dầu khí tại PVEP
Hồ sơ đề nghị góp vốn
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị góp vốn và phân công xử lý
Gửi ý kiến bằng văn bản đối với hồ sơ đề nghị góp vốn cho Ban TC
Tổng hợp hồ sơ, ý kiến và lập Tờ trình góp vốn của Ban TC
Phê duyệt
Kiểm tra và xử lý hồ sơ đề nghị góp vốn
2.3.3.3.Thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài
Nghiệp vụ chuyển vốn ra nước ngoài được thực hiện sau khi yêu cầu góp vốn được phê duyệt và tiến hành một số thủ tục sau:
- Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ đề nghị góp vốn; - Kiểm tra báo cáo chi phí thực tế (nếu có);
- Kiểm tra lũy kế góp vốn đến thời điểm gọi vốn (Inception-to-date); - Kiểm tra lũy kế góp vốn năm kế hoạch (Year-to-date);
- Kiểm tra hạn mức chuyển vốn ra nước ngoài (đối với ĐTNN); - Kiểm tra số dư tồn quỹ tại thời điểm cuối tháng “N-2”;
- Kiểm tra số tiền dự kiến chi tiêu trong tháng “N” của nhà điều hành;
Sau đó, ban phụ trách sẽ tiến hành tổng hợp ý kiến đóng góp của ban Kế hoạch&Quản lý dự án, các ban chuyên môn (nếu cần) và ý kiến Trưởng đại diện dự án.
Tiến hành mở một tài khoản chuyên dùng cho một dự án.
Bộ phận Kế toán dự án căn cứ trên các tài liệu của Nhà điều hành, tờ trình nội bộ có phê duyệt của các ban và Tổng giám đốc làm quyết định cấp dự toán cho dự án. Dựa trên quyết định và tờ trình kế toán đánh lệnh chi trình kế toán trưởng và Tổng giám đốc phê duyệt sau đó chuyển ngân hàng.
Cuối cùng là cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan như: quyết định, đề nghị, tờ trình cho ngân hàng để ngân hàng có cơ sở thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của Nhà điều hành dự án theo đúng đề nghị chuyển vốn.
Dưới đây là bảng số liệu về số vốn góp được phê duyệt và thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài so với dự toán vốn giai đoạn 2017-2019 tại PVEP:
Bảng 2.16. Thực trạng vốn đầu tư thực hiện tại PVEPgiai đoạn 2017-2019
Đơn vị: triệu USD
Stt Tên Lô Dự toán năm 2017 Thực hiện năm 2017 Dự toán năm 2018 Thực hiện năm 2018 Dự toán năm 2019 Thực hiện năm 2019 Dự án phát triển khai thác 151,97 116,93 147,35 94,39 143,08 72,08
1 Lô 433a&416b, Algeria 73,00 63,45 101,10 52,75 83,83 33,17 2 Lô PM304, Malaysia 55,00 53,47 40,40 41,64 50,40 38,91 3 Lô SK305, Malaysia 17,93 - 0,49 - 1,00 - 4 Lô 67, Peru 4,73 - 3,08 - 7,00 - 5 Lô 39, Peru 0,51 0,01 0,28 - 0,85 - 6 Lô Junin 2, Venezuela 0,80 - 2,00 - - -
Dự án TKTD sử dụng Quỹ TKTD 3,50 0,97 4,00 -
7 Lô XV, Campuchia 3,50 0,23 4,00 - 4,50 - 8 Champasak & Saravan, Lào - 0,09 - - - - 9 Savanakhet, Lào - 0,65 - - - -
Dự án TKTD không sử dụng Quỹ TKTD 3,12 2,17 0,85 - - -
10 Lô M2 Myanmar 0,81 0,50 - - - - 11 Lô Marine XI, Congo 1,06 0,18 - - - - 12 Lô Kossor, Uzbekistan - 0,18 - - - - 13 Danan, Iran (220) 0 0,34 0,18 - - - 14 Paleozoic (Uzhebekistan) (228) - 0,03 - - - - 15 MD 2 0,68 0,56 0,33 - - - 16 MD 4 0,57 0,38 0,34 - - -
Tổng cộng 158,59 120,07 152,20 94,39 147,58 72,08
(Nguồn: Báo cáo của PVEP giai đoạn 2017-2019)
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, số vốn được phê duyệt và thực hiện ở cả ba năm đều nhỏ hơn đáng kể so với số vốn trong dự toán: năm 2017 đạt tỉ lệ cao nhất 76% sau đó giảm dần ở năm 2018 với 62% và năm 2019 là 49%. Phần lớn số vốn được phê duyệt và chuyển tiền tập trung vào các dự án phát triển khai thác. Cụ thể, trong năm 2017, hầu hết tất cả các dự án đều được thực hiện chuyển vốn. Trong năm 2018 và 2019, chỉ có các dự án thuộc nhóm phát triển khai thác được phê duyệt và chuyển vốn còn các dự án thuộc nhóm tìm kiếm thăm dò hoặc là không có dự toán hoặc là có dự toán nhưng không được phê duyệt và chuyển vốn.
Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn Trưởng ban Tài chính và kế toán về khâu triển khai dự toán vốn của PVEP
Tác giả: "Theo Bà nhận định, khâu triển khai dự toán vốn cho dự án ở nước ngoài tại PVEP có hiệu quả không, có điểm gì tồn tại cần khắc phục hay không?"
Trưởng ban Tài chính: "Theo đánh giá của cá nhân tôi, hoạt động triển khai dự toán vốn của PVEP được thực hiện khá hiệu quả và đáp ứng chuyển vốn cho các
dự án ở nước ngoài. Tất nhiên, cũng có một vài trường hợp khi hồ sơ nhà điều hành trình lên có vấn đề, bản thân chúng tôi và các ban chuyên môn phải phối hợp và xử lý, đưa ra ý kiến góp ý để nhà đầu tư điều chỉnh rất mất thời gian. Chúng tôi phụ trách cùng lúc nhiều dự án khác nhau, nên cũng không muốn làm chậm trễ hay mất nhiều thời gian cho một vài dự án vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới các dự án khác cũng đang cần phê duyệt."