Vai trò của thẩmđịnhdựán vayvốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 40 - 42)

đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án vay vốn giúp Ngân hàng đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính, trình độ, tình hình sản xuất kinh doanh nghiệp tại của chủ dự án.

Thông qua quá trình đánh giá khách hàng và dự án đầu tư khách hàng đề xuất để chuẩn bị cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ có điều kiện nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Từ cơ sở đó Ngân

hàng đưa ra phương án cho vay thích hợp, xác định được số tiền vay, thời gian cho vay và mức thu nợ hợp lý. Đồng thời dự báo được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ của công ty để từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư.

Thẩm định dự án tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với vốn vay, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng

Huy động nguồn vốn đầu tư là vấn đề cấp thiết với mọi doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn gặp tình trạng thiếu vốn, phổ biến nhất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ do điều kiện sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thị phần nhỏ. Với nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dây chuyền sản xuất, công nghệ máy móc quả là một bài toán khó cho những doanh nghiệp này. Bởi vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư góp phần giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần nào xác định được dự án đầu tư mình đưa ra có mang tính phù hợp và đem lại hiệu quả cao như dự kiến không, đồng thời có cơ hội nhận được hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng nếu phương án kinh doanh đề xuất được đánh giá là khả thi.

Ngoài ra, việc chấp thuận cấp tín dụng cho doanh nghiệp cũng đem lại doanh thu cho Ngân hàng từ số tiền lãi khách hàng chấp nhận chi trả dựa trên số vốn đã vay. Đây là phần lợi nhuận đóng góp nguồn thu không hề nhỏ trong tỷ trọng kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng rất khuyến khích khách hàng vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vào các dự án lớn.

Thẩm định dự án giúp Ngân hàng đạt được các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ xấu và hạn chế rủi ro xảy ra

Đối với hoạt động tín dụng, vấn đề Ngân hàng quan tâm hàng đầu khi đưa ra quyết định cho vay là hiệu quả cho vay và mức độ an toàn khi sử dụng vốn. Trên thực tế có rất nhiều phương án kinh doanh của khách hàng cần sử dụng lượng vốn lớn và thời gian thực hiện kéo dài, do đó quyết định cho vay sẽ tác động lớn tới sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt khoản vay. Tuy nhiên, không phải đề xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng được Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn. Ngân hàng chỉ đồng ý cho vay với những dự án kinh doanh có thể mang lại hiệu quả cao, có khả năng sinh lời và từ chối những dự án không khả thi.

Ngoài ra, thẩm định dự án còn có chức năng phòng ngừa rủi ro do hoạt động nhận biết và đánh giá khách hàng. Qua đó, ngân hàng tìm hiểu về khách hàng để xác định chính xác thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Như vậy, kết quả của thẩm định dự án sẽ là cơ sở việc Ngân hàng đồng ý đưa ra quyết định cho vay. Nhờ vai trò mang tính then chốt này, thẩm định dự án là khâu hoạt động mà ngân hàng cần quan tâm hàng đầu để giảm thiểu rủi ro cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w