Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
3.2.2.1. Căn cứ tiến hành thẩm định dự án vay vốn
Các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank Sở giao dịch được thực hiện trên căn cứ đối chiếu hồ sơ vay vốn của khách hàngvới các văn bản pháp luật được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, các quyết định, chỉ đạo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu, cách thức vận hành được quy định tại hệ thống văn bản quy trình nội bộ của Ngân hàng.
*Hồ sơ vay vốn của khách hàng là toàn bộ giấy tờ do khách hàng vay cung cấp theo quy định của Techcombank, thông thường bao gồmhồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính của doanh nghiệp, hồ sơ dự án vay vốn và hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo
+ Hồ sơ pháp lý của KH bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, quyết định thành lập
+ Hồ sơ tài chính gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh đã kiểm toán), cập nhật tình hình tài chính của công ty tới thời điểm gần nhất
+ Hồ sơ đề nghị vay vốn: Hồ sơ dự án đầu tư, Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, Giấy chứng nhận đăng ký dầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư, chứng minh các nguốn vốn khác tham gia tài trợ dự án
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Xác nhận tài sản chưa được sử dụng thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác
*Các văn bản quản lý đầu tư của Nhà nước
Bảng 3.5: Các văn bản của Nhà nước liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, quyết định dự án đầu tư của DNVVN
ST T Số hiệu văn bản Ngày ban hành CQ ban hàn h
Nội dung văn bản
1 67/2014/QH13 26/11/2014 QH Luật Đầu tư
2 118/2015/NĐ-CP 12/11/2015 CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 3 14/2008/QH12 03/06/2008 QH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 4 218/2013/NĐ-CP 26/12/2013 CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuếthu nhập doanh nghiệp 5 91/2015/QH13 24/11/2015 QH Bộ luật Dân sự
6 36/2005/QH11 14/06/2005 QH Luật Thương mại
(Nguồn: Tài liệu nội bộ)
Bảng 3.6: Các văn bản của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, quyết dịnh dự án đầu tư của DNVVN
STT Số hiệu văn bản Ngày banhành
CQ ban
hành Nội dung văn bản
1 1627/2001/QD-
NHNN 31/12/2001
NHN N
Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng
2 39/2016/TT-NHNN 30/12/2016 NHNN Quy định về hoạt động cho vay củaTCTD đối với khách hàng
3 127/2005/QD-NHNN 03/02/2005 NHNN Sửa đổi một số điều của Quy chế cho vay
4 42/2011/TT-NHNN 15/12/2011 NHNN
Quyết định về việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng
(Nguồn: Tài liệu nội bộ)
*Các văn bản quy trình của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Bảng 3.7: Các văn bản của Techcombank liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, quyết định dự án đầu tư của DNVVN
ST
T Số hiệu văn bản
Ngày ban hành
CQ ban
hành Nội dung văn bản
1 QT/233/KHDN 30/03/2017 TCB Quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng áp dụng cho KHDN 2 PL01/
QT/233/KHDN 30/03/2017 TCB Danh mục hồ sơ KH cần cung cấp 3 PL02/QT233 30/03/2017 TCB Các tiêu chí từ chối khách hàng 4 PL03/QT233 30/03/2017 TCB Hướng dẫn lập báo cáo thẩm định
– Khách hàng SME
5 PL04/QT233 30/03/2017 TCB Hướng dẫn phối hợp luồng thẩm định tại Hội sở
(Nguồn: Tài liệu nội bộ)
Ý kiến của học viên:Hệ thống căn cứ thẩm định dự án vay vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mang tính toàn diện và đầy đủ.
3.2.2.2. Phân cấp thẩm quyền thực hiện thẩm định dự án vay vốn của DNVVN tại Techcombank Sở giao dịch
Hiện tại, tại Techcombank Sở giao dịch công tác thẩm định dự án thuộc trách nhiệm của bộ phận phát triển kinh doanh thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp và các Phòng giao dịch được ủy quyền. Sở giao dịch không tách nhân sự thẩm định theo ngành hoặc thành phần kinh tế. Cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng thuộc thành phần kinh tế hoặc ngành nào thì tự thẩm định các dự án của khách hàng đó trên cơ sở tham khảo các cán bộ khác hoặc dưới sự hướng dẫn của Ban Giám đốc, và tự nghiên cứu thêm về ngành nghề lĩnh vực đó. Do đó, đối với dự án của DN nhỏ và vừa cũng vậy, cán bộ tín dụng phụ trách DN nào thì sẽ thực hiện thẩm định dự án của DN đó. Việc phân cấp, phân công thẩm định dự án DNVVN tại Techcombank Sở giao dịch thời gian qua như sau:
- Bộ phận thẩm định dự án: Cán bộ tín dụng là RM DN (chuyên viên phát triển khách hàng doanh nghiệp), phòng giao dịch được ủy quyền trực tiếp nhận hồ sơ và tự thẩm định dự án, sau đó trình Ban Giám đốc phê duyệt. Sau khi lãnh đạo phòng phê duyệt sẽ trình Ban Giám đốc Sở giao dịch. Đối với một số dự án lớn, phức tạp thì lãnh đạo phòng sẽ tham gia ngay từ đầu cùng với cán bộ tín dụng để giảm thời gian thẩm định.
phải thẩm định rủi ro độc lập thì cán bộ và lãnh đạo Khối Quản lý rủi ro tại Hội sở có nhiệm vụ thẩm định rủi ro một cách độc lập với kết quả thẩm định của phòng khách hàng nhằm phát hiện và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi tài trợ dự án.
- Bộ phận có thẩm quyền ra quyết định cho vay dự án tại Sở giao dịch là Giám đốc, Phó giám đốc Sở (được ủy quyền). Trường hợp dự án cho vay vượt quá thẩm quyền phán quyết hoặc dự án lớn, phức tạp thì Sở giao dịch sẽ trình báo cáo thẩm định lên Hội sở chính để tái thẩm định, xem xét, quyết định cho vay.
Việc bố trí nhân sự thẩm định dự án phải luôn tuân thủ nguyên tắc là người quyết định cho vay không đồng thời là người tham gia thẩm định dự án và thẩm định rủi ro tín dụng đối với việc tài trợ dự án đó.
3.2.2.3. Quy trình thẩm định dự án vay vốn C h u yê n v iê n K H D N C h u yê n v iê n Q u ản lý t ín d ụ n g K H D N G Đ C h i n h án h /G Đ P. K H D N / G Đ S M E – P .K H D N B ộ p h ận t h ẩm đ ịn h ( H O ) C ấp p h ê d u yệ t tí n d ụ n g
(Nguồn: Quy trình Thẩm định và Phê duyệt Tín dụng Áp dụng cho KH thuộc quản lý của
Bắt đầu
Kết thúc B1: Tiếp nhận và
kiểm tra hố sơ;
B2: Thẩm định cấp tín dụng (Lần 1)
Hồ sơ cần
Hồ sơ
trình thẳng B3: Kiểm soát phương án đề xuất cấp tín dụng Yes No B4: Thẩm định cấp tín dụng (lần 2) và đề xuất phương án cấp tín
B5: Phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng
B6: Thông báo tín dụng đến KH (nếu cần)
Khối Khách hàng Doanh nghiệp – Tài liệu nội bộ)
Techcombank không có quy trình thẩm định dự án đầu tư riêng cho từng đối tượng khách hàng hay riêng cho từng ngành. Do vậy, việc thẩm định dự án vay vốn cho các DN có quy mô vừa và nhỏ được thực hiện theo quy trình thẩm định dự án đầu tư áp dụng chung cho toàn hệ thống Techcombank và đảm bảo tuân thủ quy trình thẩm định dự án nói chung của hệ thống Ngân hàng thương mại. Đây là quy trình chung và tương đối mang tính lý thuyết. Theo đó, việc thẩm định dự án vay vốn của DN vừa và nhỏ vừa phải tuân thủ theo đúng quy định, quy trình và hướng dẫn của Techcombank về cho vay dự án đầu tư cũng như các định hướng phát triển tín dụng đối với DN có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, tùy vào quy mô và tính chất của từng dự án mà việc thực hiện các bước được tiến hành chi tiết hoặc có thể rút ngắn, kết hợp hoặc lược bỏ một số nội dung trong thẩm định để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tại Techcombank Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, quy trình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện qua các bước theo sơ đồ như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; Đề xuất phương án cấp tín dụng
Chuyên viên KHDN có trách nhiệm thực hiện thực hiện:
- Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng để tìm hiểu các nhu cầu và năng lực của KH đồng thời thu thập các thông tin và tài liệu cần thiết về khách hàng nhằm phục vụ công việc thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.
- Kiểm tra và khảo sát thực tế: Trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh của KH cùng với sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị, Khảo sát thực tế các tài sản dự kiến dùng làm tài sản bảo đảm cho việc cấp tín dụng cùng Chuyên viên Định giá
- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn thực hiện dự án của khách hàng
- Kiểm tra thông tin hồ sơ: trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chuyên viên KHDN yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trường hợp hồ sơ đáp ứng được yêu cầu theo danh mục hồ sơ cần cung cấp, Chuyên viên KHDN ký nhận và hẹn thời gian phản hồi hồ sơ với KH.
- Đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo tóm tắt: xác định luồng hồ sơ, lập báo cáo tóm tắt sơ bộ nhu cầu tín dụng của KH và dự kiến đề xuất cấp tín dụng cho GĐ phòng KHDN để trình xin ý kiến nguyên tắc nếu cần.
Bước 2: Thẩm định dự án lần 1 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chuyên viên Quản lý tín dụng KHDN tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thẩm định khách hàng và dự án vay vốn. Sau khi thu thập và kiểm tra thông tin khách hàng, Chuyên viên Quản lý tín dụng có trách nhiệm tổng kết và đánh giá về các nội dung: Thẩm định thông tin về khách hàng, người có liên quan; thẩm định thông tin về dự án đầu tư khách hàng đề xuất; thẩm định tình hình tài chính; thẩm định thông tin về tài sản bảo đảm; thẩm định và kiểm tra kết quả xếp hạng khách hàng trên hệ thống, bao gồm xếp hạng tín nhiệm của khách hàng tai các tổ chức tín dụng khác (nếu có) và các nội dung khác. Sau đó, Chuyên viên Quản lý tín dụng hoàn thiện Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng
Bước 3: Kiểm soát dự án đề xuất cấp tín dụng
Mọi hồ sơ đề xuất cấp tín dụng của KH phải được kiểm soát tại Chi nhánh bởi 1 cấp lãnh đạo (đối với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là GĐ Chi nhánh/ GĐ Phòng KHDN/ GĐ Phân khúc KH SME tùy theo hạn mức phê duyệt), tham gia vào quá trình thẩm định khách hàng và chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát các nội dung đề xuất và đánh giá do cán bộ quản lý tín dụng đưa ra thông qua Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng. Cấp phê duyêt có thể yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa thông tin trước khi phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ. Trường hợp đồng ý hoàn toàn với đề xuất cấp tín dụng:
- Đối với hồ sơ cần thẩm định lần 2: Chuyển bước 4
Bước 4: Thẩm định cấp tín dụng (Lần 2) và đề xuất phương án cấp tín dụng
Đối với những hồ sơ cần thẩm định lần 2 theo quy định, Bộ phận thẩm định KHDN thuộc Khối Quản trị rủi ro có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra lại các thông tin, đánh giá của Chi nhánh thực hiện trong báo cáo thẩm định và đưa ra ý kiến phân tích và đề xuất rõ ràng dựa trên cơ sở thẩm định độc lập. Ý kiến của bộ phận nhằm đánh giá các rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro mà Chi nhánh chưa đề cập đến thông qua báo cáo ý kiến thẩm định
Bước 5: Phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng: Thực hiện phê duyệt tín dụng và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
Bước 6: Thông báo tín dụng đến khách hàng
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu, Chi nhánh thực hiện ban hành Thông báo tín dụng gửi đến khách hàng để thông báo các nội dung cơ bản liên quan tới việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Ý kiến của học viên: Quy trình đưa ra chặt chẽ, đảm bảo công tác thẩm định được thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống.
3.2.2.4. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nội dung thẩm dịnh dự án vay vốn của DNVVN tại Techcombank Sở giao dịch được thực hiện theo đúng quy định của Techcombank, bao gồm 3 nội dung chủ
yếu là: Thẩm định khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tài sản đảm bảo
Đối với khách hàng mới thiết lập quan hệ tín dụng với Techcombank hoặc trong 6 tháng đầu năm tài chính, Techcombank Sở giao dịch tiến hành thẩm định khách hàng (bao gồm thẩm định tính pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm), từ đó cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng với thời gian duy trì GHTD nhất định, thường trong 1 năm. Trong thời gian này, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mà tổng dư nợ không vượt quá GHTD đã cấp thì Sở giao dịch không cần thực hiện tái thẩm định khách hàng mà chỉ cần thẩm định dự án đầu tư đề nghị tài trợ vốn và thẩm định lại tình hình tài chính DN trong 3 tháng gần nhất. Đối với tài sản đảm bảo, chỉ thẩm định lại nếu có sự rút bớt, thay thế, ngoài ra định kỳ 12 tháng định định giá lại TSĐB một lần.
a. Thẩm định khách hàng vay vốn
Các DNVVN vay vốn tại Techcombank Sở giao dịch hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như thương mại, xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ. Dựa trên yêu cầu vay vốn của khách hàng và các thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá khách hàng vay vốn theo những nội dung:
Thẩm định hồ sơ pháp lý:
Cán bộ thẩm định kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thập được và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp, tính chân thực, nhất quán của thông tin, tài liệu, đảm bảo tính phù hợp và logic giữa thông tin tài liệu trên hồ sơ mà KH cung cấp với thông tin đã kiểm tra, khảo sát thực tế. Các DNVVN thường lẫn lộn về tư cách của người đại diện hoặc có sự phân công không rõ ràng trong ban lãnh đạo
doanh nghiệp, do đó trong nội dung này CBTĐ thường xem xét tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật, người đại diện trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, đảm bảo doanh nghiệp được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp.
Thẩm định năng lực và kinh nghiệm quản trị điều hành của doanh nghiệp:
Cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu thông tin về danh sách ban lãnh đạo, độ tuổi, trình độ chuyên môn, thời gian đảm nhiệm chức vụ, kinh nghiệm và quá trình công tác, nghiên cứu biến động nhân sự lãnh đạo trong 3 năm gần nhất (nếu có). Qua các thông tin này cán bộ thẩm định sẽ đánh giá về khả năng quản trị điều hành, kinh nghiệm và khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệm và tìm ra những mặt hạn chế trong công tác tổ chức.
Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Đánh giá quy mô hoạt động, các lĩnh vực hoặc dự án doanh nghiệp đang triển khai, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi đã xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng, các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, năng lực sản xuất, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích kỹ hơn hoạt động này, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của sự tăng giảm các chỉ tiêu tài chính của khách hàng trong thời gian qua. Cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch sử dụng phương pháp phân tích đánh giá SWOT trong việc tổng hợp các yếu tố đã quan sát.
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: Khi nhận được đầy đủ các báo cáo tài chính, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét và phân tích, sau đó tóm tắt các kết quả đã nghiên cứu.
+ Về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cán bộ thẩm định có thể đánh giá được sơ qua về hoạt động của doanh nghiệp này nhờ tính toán mức độ