Thẩm đinh kháchhàngvay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 124)

Bắt đầu quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ

- Hồ sơ về Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại An Bình.

- Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại An Bình chấp nhận việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án.

- Quyết định phê duyệt dự án khả thi và các văn bản có liên quan:

+ Quyết định số 521/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc chấp thuận "Dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thuốc kháng sinh giai đoạn 2” của công ty An Bình.

+ Quyết định số 621/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thu hồi diện tích sử dụng đất để cấp cho công ty thuê thực hiện dự án.

+ Quyết định 1021/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù thu hồi đất, hoa màu và giá thuê đất khi giao đất cho công ty sử dụng

+ Quyết định số 821/QĐ-UB về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho công ty An Bình

+ Biên bản đền bù giải phóng mặt bằng

+ Quyết định số 2214/QĐ-BKHMT của Bộ khoa học và môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng xưởng sản

xuất thuốc kháng sinh An Bình giai đoạn 2”

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế

- Các hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà máy sản xuất như: hợp đồng thuê các nhà thầu xây dựng, lắp đặt cho công trình, hợp đồng cung cấp điện, nước…

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2015, 2016, 2017

- Một số hoá đơn mua hàng và bán hàng

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án

3.3.2.1. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

Khách hàng Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại An Bình hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01020086521 do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp ngày 21/05/1999 thay đổi lần 2 ngày 05/12/2001. Như vậy công ty An Binh có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam.

*Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 3.9: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty An Bình giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 31/08/2017

1. Tổng doanh thu 40,413,533,718 42,511,136,995 35,471,268,740 2. Các khoản giảm trừ (253,352,881) (157,820,513) (170,154,361) 3. Doanh thu thuần 40,160,180,837 42,353,316,482 35,301,114,379 4. Giá vốn hàng bán (38,023,166,939

) (38,855,579,757) (31,868,742,127) 5. Lợi nhuận gộp 2,137,013,898 3,497,736,725 3,432,372,252 6, Chi phí bán hàng (543,422,766) (773,290,176) (496,194,527) 7. Chi phí QLDN (299,686,948) (593,569,186) (545,624,883) 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,293,904,184 2,130,877,363 2,390,552,842

9. Thu nhập HĐ TC 33,632,905 59,221,075 38,222,064

10. Chi phí HĐ tài chính (869,740,349) (1,742,136,365) (735,658,563) 11, Lợi nhuận HĐ tài chính (836,107,444) (1,682,915,290) (697,436,499)

12. Thu nhập bất thường 220,015,565 7 -

13. Chi phí bất thường (414,532,658) (149,661,865) (464) 14. Lợi nhuận bất thường (194,517,093) (149,661,858) (464) 15. Tổng lợi nhuận trước thuế 263,279,647 298,300,215 1,693,115,879

16. Thuế TNDN phải nộp - (15,049,747) (338,623,176)

17. Lợi nhuận sau thuế: 263,279,647 283,250,468 1,354,492,703

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của các năm, cán bộ thẩm định nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp có sự tăng trưởng của năm 2016 so với năm 2015, đến tháng 8/2017 doanh số của công ty đạt 35.4 tỷ đồng và dự kiến đến hết năm công ty sẽ đạt 52.9 tỷ đồng, thể hiện sự tăng trưởng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với cùng kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi, cụ thể năm 2015 lãi 263 triệu đồng, năm 2016 lãi 283.2 triệu đồng và đến tháng 8/2017 công ty đạt lợi nhuận sau thuế 1.35 tỷ đồng. Tại thời điểm tháng 9/2017 lợi nhuận sau thuế của công ty đã đạt 1.35 tỷ đồng trên doanh thu 35.4 tỷ, có thể nói

hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2017 là rất khả quan. Có được kết quả này một phần công ty đầu tư thêm công nghệ và giảm giá vốn hàng bán.

*Khả năng sinh lời của công ty:

Bảng 3.10: Khả năng sinh lời của Công ty An Bình giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 31/08/2017

Lợi nhuận / Doanh thu 0.47% 0.51% 3.45%

Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu 1.77% 1.39% 3.95%

Lợi nhuận / Tổng tài sản 0.51% 0.45% 1.73%

Giá vốn hàng bán / Doanh thu 94.68% 91.74% 90.28% Chi phí bán hàng, quản lý / Doanh thu 2.10% 3.23% 2.95%

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án)

Nhận xét: Nhìn chung các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty đang có chiều hướng tăng lên rõ nét.

*Mức độ độc lập tài chính của công ty:

Bảng 3.11: Mức độ độc lập về tài chính của công ty An Bình giai đoạn 2015-2017

Mức độ độc lập về tài chính

Đơn

vị Năm 2015 Năm 2016 31/08/2017

Tỷ suất tự tài trợ % 29 32 44

Tỷ suất tự đầu tư % 51 37 31

Nguồn vốn dài hạn VNĐ 17,522,238,260 20,648,496,33 8 34,967,077,835 Vốn chủ sở hữu VNĐ 10,738,238,260 15,472,496,33 8 30,863,077,845 Nợ dài hạn, KQ dài hạn VNĐ 6,784,000,000 5,176,000,000 4,104,000,000

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn VNĐ 18,664,719,363 17,745,479,19 0 21,971,781,934 Chênh lệch VNĐ (1,142,481,103 ) 2,903,017,148 12,995,295,901

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án)

- Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên qua các năm và tăng nhanh nhất năm 2017 từ 32% lên 44%. Điều này khẳng định công ty có tiềm lực mạnh về tài chính luôn sẵn sàng bổ sung vốn chủ sở hữu khi cần thiết. Đây là nguồn vốn rất ổn định thể hiện sự gắn bó của chủ doanh nghiệp.

- Công ty tăng vốn điều lệ lên để đầu tư vào TSCĐ, chính vì thế Tỷ suất tự đầu tư của doanh nghiệp tăng lên qua các năm.

- Tỷ suất đầu tư giảm dần từ năm 2015, từ 51% xuống 37% năm 2016 và 31% năm 2017. Điều này khẳng định dây chuyền đã đi vào ổn định và công ty chỉ bổ sung thêm một số khâu cho hoàn thiện dây chuyền. Dự kiến chỉ số này sẽ tăng lên trong năm 2018 với dự án sản xuất thuốc kháng sinh giai đoạn 2 mà công ty đang thực hiện.

- Tổng nguồn vốn dài hạn của công ty lớn hơn so với tổng tài sản cố định, công ty không bị mất cân đối về vốn

*Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty:

Bảng 3.12: Khả năng thanh toán của công ty An Bình giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 31/08/2017

Khả năng thanh toán ngắn hạn 0.94 1.11 1.37

Khả năng thanh toán nhanh 0.18 0.15 0.30

Khả năng thanh toán tức thời 0.01 0.00 0.11

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn: Năm 2015 công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn hơi thấp 0.94, tuy nhiên đến năm 2016 và 2017 khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức khá tốt, cụ thể năm 2017 là 1.37.

+ Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty còn thấp do công ty không để nhiều tiền mặt tại quỹ và Ngân hàng để tiết kiệm lãi vay, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên chỉ số này năm 2017 khá cao là 0.3, do năm nay công ty hoạt động khá hiệu quả, khả năng bán hàng và thu tiền hàng tốt, trong khi chiếm dụng vốn lớn nên lượng tiền mặt của công ty luôn có số lớn ở mức tỷ đồng.

Nhận xét: Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty, cán bộ thẩm định đã thấy được khả năng thanh toán của công ty tốt lên từ năm 2016 là nhờ công ty đã cơ cấu lại tài chính có hệ thống tài chính bài bản và cân đối hơn.

 Kết luận: Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty, cán bộ thẩm định nhận thấy công ty TNHH Dược phẩm và TM An Bình là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, mức độ độc lập tài chính cũng như khả năng thanh toán tốt, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt. Bên cạnh đó An Bình còn là doanh nghiệp có quan hệ làm ăn thường xuyên và có uy tín lâu năm với ngân hàng, ban lãnh đạo của công ty có năng lực quản lý kinh doanh tốt.

3.3.3. Thẩm định dự án đầu tư

Cán bộ thẩm định căn cứ vào những cơ sở thực hiện sự án:

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong thời gian tới.

- Căn cứ vào năng lực về tài chính và khả năng kinh doanh của công ty.

- Căn cứ kinh nghiệm, hệ thống bạn hàng và khách hàng sẵn có

- Căn cứ vào đề nghị vay vốn để đầu tư dự án giai đoạn 2 của công ty TNHH Dược Phẩm và TM An Bình.

- Căn cứ vào những cơ sở pháp lý:

+ Căn cứ vào Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/06/2015 của Chính phủ v/v Quản lý dự án đầu tư xây dựng

+ Căn cứ Nghị định số 1516/BYT-QĐ ngày 09/09/2009 của Bộ Y Tế Vv áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc của hiệp hội các nước Đông Nam Á” (GMP-ASEAN)

+ Căn cứ vào QĐ số 1570/2010/QĐ-BYT ngày 25/5/2010 của Bộ Y Tế Vv áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP”.

+ Căn cứ vào QĐ số 2701/2012/QĐ-BYT ngày 29/6/2012 của Bộ Y Tế Vv áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP”.

3.3.3.2. Thẩm định sự cần thiết của đầu tư dự án

- Thứ nhất, hiện nay công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn và có thời gian tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tìm hiểu thông tin thị trường dược phẩm tại Việt Nam. Để mở rộng thêm các mặt hàng thuốc sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu, công ty quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP –WHO (Theo quy định của Bộ y tế, từ ngày 01/07/2014, các cơ sở sản xuất thuốc tân đã được phép sản xuất phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn ‘‘Thực hành tốt sản xuất thuốc’’ theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO))

- Thứ hai, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng, tốc độ tăng trung bình là 16%/năm, có 171 doanh nghiệp sản xuất dược, giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước năm 2015 mới đáp ứng được 52,86% nhu cầu điều trị, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 15.20 USD (thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 100 USD/người/năm), đặc biệt các bệnh về viêm nhiễm ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất, nhu cầu về thuốc kháng sinh chiếm 33%.

Nhận xét: Sau khi đánh giá sự cần thiết của dự án, cán bộ thẩm định nhận thấy Ngành Công nghiệp dược Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nên việc đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất của công ty trong thời điểm này hợp lý và tận dụng được nhiều cơ hội phát triển.

3.3.3.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích quan hệ cung – cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Định dạng tiêu chuẩn sản phẩm của dụ án mà thị trường đòi hỏi:

- Sản phẩm của dự án công ty dự kiến sản xuất ra là thuốc kháng sinh các loại dưới dạng viên sủi bọt, viên nang mềm cứng, viên nén, …

- Thuốc kháng sinh là dòng thuốc cơ bản trong Y học để chữa và điều trị bệnh, nó được bào chế ra với đặc tính riêng biệt để đấu trọi với những vi rút nguy hại đến con người. Do đó nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh là rất lớn.

Công ty hiện có mạng lưới khách hàng rất rộng lớn, khoảng trên 200 công ty, đại lý, cửa hàng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược phẩm. Công ty bán hàng qua 2 hình thức là:

Thứ nhất: Công ty bán trực tiếp cho các hiệu thuốc bán lẻ. Công ty có nhân viên kinh doanh và có xe ô tô đưa nhân viên đi tiếp thị và giao hàng tận nơi cho các hiệu thuốc bán lẻ. Kênh này hiện nay công ty mới áp dụng mạnh và chiếm 20% doanh thu.

Thứ hai: Công ty bán cho các nhà phân phối trung gian là khoảng 40 Công ty, đại lý trên cả nước. Kênh này chiếm 80% của doanh thu.

Chính vì thế việc ban giám đốc công ty quyết định đầu tư nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhằm tận dụng cơ hội của thị trường và những tiềm lực sẵn có của công ty là hướng đi hết sức đúng đắn.

* Về khả năng tiêu thụ sản phẩm

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định dùng phương pháp dự báo đưa ra các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động:

- Năm thứ 01 tính từ khi bắt đầu vận hành sản xuất về cơ bản sẽ đạt 60% công suất sản xuất theo thiết kế

đạt trên 80% công suất thiết kế.

Dự kiến sản lượng và doanh thu các năm như sau:

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Số lượng 140.000.000 160.000.000 180.000.000 180.000.000 180.000.000 Doanh thu 64.400.000.00 0 73.600.000.00 0 82.800.000.00 0 82.800.000.00 0 82.800.000.00 0

Công ty ban đầu hướng chủ yếu tới mạng lưới khách hàng sẵn có của mình để tiêu thụ sản phẩm mới này, trước khi công ty quyết định đầu tư sản xuất, ban lãnh đạo công ty đã điều tra nghiên cứu kỹ về thị trường, đồng thời đã làm việc trực tiếp và đạt được những thoả thuận giao hàng với những khách hàng truyền thống của mình.

 Vì thế, cán bộ thẩm định nhận thấy với lượng doanh số hàng năm như trên, công ty hoàn toàn có khả năng đạt được.

*Về đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường có nhiều Công ty sản xuất kinh doanh dược có quy mô tương đương và lớn hơn Công ty An Bình như: Traphaco, Công ty cổ phần Nam Dược, Công ty dược phẩm Nam Hà, Công ty dược phẩm và thiết bị y tế, Công ty Dược phẩm Hà Tây, Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1, XN dược phẩm trung ương 2...Tuy nhiên số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty không lớn chủ yếu là Công ty cổ phần Nam dược và Công ty dược phẩm Hà Tây... nhưng những công ty này cũng tập trung vào những sản phẩm có chức năng khác với sản phẩm của An Bình nên cạnh tranh cũng không gay gắt. Ngoài ra hầu hết các Công ty dược phẩm

trên đều vẫn nặng tính quản lý nhà nước, giá đầu vào cao, chi phí cao nên giá bán khó cạnh tranh với sản phẩm của An Bình. Không những thế Công ty còn áp dụng mức hoa hồng linh hoạt cho các nhà phân phối, các cửa hàng dược khá lớn (các Công ty có vốn nhà nước thường không linh hoạt như Công ty trong việc áp dụng hoa hồng cho nhà phân phối), nên tại các nhà thuốc sản phẩm của Công ty thường được bán trước cho người tiêu dùng.

Nhận xét: Qua đánh giá của cán bộ thẩm định về đối thủ cạnh tranh của công ty, ta thấy số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty không nhiều và giá bán khó cạnh tranh với An Bình công ty có lợi thế rất lớn về cung cấp và phân phối sản phẩm ra thị trường.

3.3.3.4. Thẩm định yếu tố kĩ thuật và các yếu tố đầu vào của dự án

* Thị trường đầu vào

Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, cán bộ thẩm định đánh giá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng năm. Cán bộ thẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w