Nộidungthẩmđịnhdự án vayvốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 53 - 67)

2.2.6.1. Thẩm định khách hàng vay vốn – các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mục đích của việc thẩm định khách hàng vay vốn là để các ngân hàng thương mại đánh giá được tính hợp pháp trong hoạt động, khả năng thực hiện dự án vay vốn và khả năng hoàn trả tiền vay. Công tác thẩm định khách hàng thường bao gồm những nội dung sau:

Thẩm định hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp là đánh giá về năng lực pháp lý của chủ đầu tư theo khía cạnh tính hợp pháp trong hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá về tư cách đại diện của người đứng đầu doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch vay vốn với ngân hàng.

Khi đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, cán bộ thẩm định cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra hồ sơ do khách hàng cung cấp để nhận định người vay có đủ năng lực pháp lý trong quan hệ vay vốn với ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hồ sơ pháp lý của khách hàng cần đảm bảo chứng minh được doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, có quyết định bổ nhiệm người đại diện của doanh nghiệp trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các quy định theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… và các văn bản khác do pháp luật quy định. Từ đó cán bộ thẩm định đưa ra kết luận khách hàng có thuộc đối tượng được vay vốn để xác lập quan hệ tín dụng với ngân hàng hay không.

Thẩm định năng lực và kinh nghiệm quản trị điều hành của doanh nghiệp

Mục đích thẩm định năng lực và kinh nghiệm điều hành quản trị của doanh nghiệp là nhằm xác định được mức độ uy tín, năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Cán bộ thẩm định sẽ đi sâu vào phân tích năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản trị điều hành, phẩm chất tư cách, sự uy tín trong và ngoài doanh nghiệp, các thành tựu nổi bật trong quá trình công tác. Ngoài ra, cần đánh giá thêm về mô hình tổ chức của doanh nghiệp, cách thức bố trí lao động theo chức danh công tác và trình độ chuyên môn của các cán bộ chủ chốt trong công ty. Qua các thông tin trên, cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến về năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo, mức độ gắn kết của các cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó có thể tìm ra những mặt hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động của công ty.

Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc xem xét hoạt đọng sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tình hình hoạt động và cung cấp dịch vụ. Các nội dung cần phân tích đánh giá bao gồm:

Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó (thường được thể hiện bằng các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu thế của khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng bán hàng… của khách hàng vay vốn.

Sản phẩm kinh doanh: Khách hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu xã hội về sản phẩm đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác như thế nào, bao gồm cả phương thức bán hàng.

Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý

Đối thủ cạnh tranh: xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: bao gồm các yếu tố như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, ban lãnh đạo và phương thức quản lý…

Trang thiết bị công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của công nghệ đó, máy móc thiết bị có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thị trường về mẫu mã, số lượng, chất lượng sản phẩm đầu ra hay không?

Sau khi đã xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng, các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, năng lực sản xuất, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích kỹ hơn hoạt động này và đưa ra đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định được sức mạnh tài chính, khả năng tự chủ trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của bên đi vay. Thông qua số liệu thể hiện qua báo cáo tài chính các năm, cán bộ thẩm định phân tích thực trạng tình hình tài chính của khách hàng để xác định hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đang diễn ra tăng trưởng hay suy giảm, ổn định hay biến động, có những thuận lợi hay khó khăn gì? Tuy nhiên do báo cáo tài chính chỉ thể hiện các số liệu trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, cán bộ thẩm định phải biết sử dụng số liệu để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và quá trình thực hiện dự án.

Thẩm định quan hệ với các tổ chức tín dụng

Việc xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác giúp cán bộ thẩm định nhìn nhận được dư nợ của khách hàng với các công ty tín dụng hoặc ngân hàng khác nếu có. Do vậy đây là cán bộ thẩm định cần chú trọng thực hiện đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc đầy đủ và toàn diện. Ngoài quan hệ tín dung, các quan hệ giao dịch khác như tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán… cũng cần khảo sát kĩ với khách hàng. Qua theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng với các ngân hàng khác có thể nhận định được mức độ uy tín của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như khả năng hợp tác với các tổ chức tín dụng.

Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các ngân hàng thương mại thường xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế nhằm xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Hệ thống này bao gồm nhiều chỉ tiêu đánh giá mọi khía cạnh năng lực của khách hàng, từ đó đánh giá khả năng thanh toán khoản vay của khách hàng, phân loại nợ và định giá khoản vay. Kết quả của việc chấm điểm xếp hạng khách hàng được ngân hàng coi là một trong những điều kiện quan trọng trong quyết định cho vay.

2.2.6.2. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mục đích việc thẩm định tính pháp lý của dự án nhằm đánh giá nếu dự án được coi là hoạt động hợp pháp, cũng là cơ sở đầu tiên trước khi ngân hàng tiến

hành nghiên cứu mục đích vay vốn được khách hàng đề xuất. Bộ hồ sơ pháp lý của dự án thường bao gồm

- Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/ Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư của chủ đầu tư

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định cấp đất, cho thuê đất cho chủ dự án

- Cán hồ sơ liên quan đến quá trình đấu thầu dự án

- Hồ sơ chứng minh về các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án

Thẩm định tổng quan về dự án và sự cần thiết của dự án đầu tư

Khi thực hiện thẩm định nội dung này, ngân hàng cần tìm hiểu mô tả về dự án đầu tư, các thông số về sản phẩm của dự án, địa điểm thực hiện dự án, kế hoạch xây dựng, thông số quy hoạch. Cán bộ thẩm định kiểm tra sự cần thiết của dự án bằng các câu hỏi để đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không và tại sao? Dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch chung của ngành và địa phương hay không? Khi hoàn thiện dự án sẽ đem lại những lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế? Dự án có mục tiêu là gì? Các mục tiêu này có đáp ứng với

mục tiêu phát triển chung của ngành, của địa phương hay không? Dự án có khả năng đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu và có khả năng chiếm lĩnh thị trường hay không?

Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Các thông tin về thị trường hoạt động của dự án được ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng do khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời thị trường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và hiệu quả thật sự của dự án.

Khi thực hiện thẩm định thị trường của dự án, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu các nội dung:

- Thẩm định sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

- Đánh giá nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai

+ Nhu cầu trong hiện tại và tương lai của người tiêu dùng đối với sản phẩm

+ Nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm mà dự án tạo ra

+ Khả năng thay thế bởi các hàng hóa khác đối với sản phẩm có cùng công dụng trên thị trường

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án và các phương thức cạnh tranh

- Đánh giá phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm

+ Thị trường mục tiêu của sản phẩm: thị trường trong nước, nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam

+ Phương án tiếp cận khách hàng, nhất là những khách hàng địa phương

+ Giá bán dự kiến dựa trên vốn đầu tư và so sánh với các dự án tương đương.

- Đánh giá kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiêp trong quan hệ thị trường về sản phẩm

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Thẩm định kỹ thuật của dự án là một trong những công tác quan trọng để ngân hàng xem xét, đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ áp dụng cho dự án. Cụ thể cán bộ thẩm định cần kiểm tra các nội dung:

- Thẩm định quy mô của dự án: xem xét công suất thiết kế dự kiến, yêu cầu kỹ thuật của dự án có phù hợp với tình hình tài chính và trình độ quản lý của chủ đầu tư vay vốn hay không

- Thẩm định địa điểm xây dựng dự án: đánh giá hiện trạng địa điểm thực hiện dự án: tiến độ quy hoạch, giải phóng mặt bằng…, những thuận lợi và khó khăn

về cơ sở hạ tầng, điện nước, nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu tụ và các dịch vụ liên quan đến dự án

- Thẩm định về công nghệ sản xuất: đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn, uy tín của nhà cung cấp. Qua đó cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng sản xuất dựa trên công nghệ của dự án, xem xét dự án có thể đạt được năng suất tối ưu không

- Thẩm định về nguồn cung cấp cơ sở hạ tầng dự án: các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng như điện, nước, cung cấp máy móc thiết bị cho dự án, mức uy tín của họ, khả năng cung cấp, chất lượng có đáp ứng dự án hay không, kiểm tra khả năng chống cháy nổ của công trình

- Thẩm định nhà thầu thực hiện dự án: thương hiệu và uy tín của các nhà thầu, chất lượng nhà thầu thi công khi thực hiện các dự án gần đây

Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án

Tài chính là một trong những khía cạnh quan trọng trong công tác thẩm định, là cơ sở để ngân hàng đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án và đề ra hạn mức cho vay đối với dự án. Các nội dung trong công tác thẩm định tài chính của dự án bao gồm:

- Thẩm định về tổng mức đầu tư của dự án và cơ cấu vốn: đánh giá tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý và đầy đủ các khoản mục chưa, xem xét các yếu tố có thể làm tăng chi phí. Cán bộ thẩm định cần so sánh, đối chiếu với các dự án đã thực hiện tương tự để xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư của

dự án.

- Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án: Xem xét tính khả thi của dự án thông qua các nguồn vốn và phương án huy động các nguồn vốn cho dự án. Thông thường ngoài nguồn vốn tự có, dự án còn sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn ngân sách cấp, hoặc vốn huy động từ nguồn khác. Do đó, cán bộ thẩm định cần xem xét đảm bảo đầy đủ vốn theo tiến độ dự án, khả năng đáp ứng vốn trong mỗi giai đoạn để đảm bảo tiến độ dự án, kiểm tra tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn.

- Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án: bản chất chỉ tiêu lãi suất chiết khấu/ tỷ lệ chiết khấu của dự án phản ánh chi phí vốn của dự án đó, do vậy cán bộ thẩm định cần đánh giá lãi suất chiết khấu của dự án để đưa ra nhận định tỷ lệ sinh lời mà chủ đầu tư có thể nhận được nếu đầu tư vào dự án, so sánh với dự án khác để xem lợi ích khi đầu tư vào dự án có lãi hay không

- Thẩm định giá bán, doanh thu, chi phí của dự án: cán bộ thẩm định đánh giá cơ sở tính toán doanh thu như: tiến độ thực hiện dự án và, mức công suất thực tế so với công suất trên thiết kế và dự báo khả năng sản xuất của sản phẩm có hợp lý hay không? Giá bán sản phẩm của dự án có phù hợp với thị trường không? Đánh giá xu hướng biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường trong thời gian hoạt động của dự án. Về mặt chi phí, cán bộ thẩm định xem xét các khoản mục chi phí cần thiết được liệt kê đầy đủ chưa, có phù hợp với thực tế không.

- Thẩm định dòng tiền của dự án: Kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các khoản doanh thu, chi phí hàng năm, lãi vay và thuế của dự án, từ đó đưa ra đánh giá dòng tiền sau thuế đã được tính toán chính xác và hợp lý chưa

- Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:

+ Chỉ tiêu thu nhập.thuần tại thời điểm hiện tại của dự án (NPV): là sự chênh lệch giữa dòng thu.chi qua các năm của dự án được quy về.thời điểm hiện tại.

+ Tỷ suất hoàn.vốn nội bộ (IRR): là mức lãi suất.chiết khấu mà tại đó tổng thu cuả dự án bằng với tổng.chi của dự án khi quy về thời điểm.hiện tại. (NPV=0)

+ Thời gian thu hồi.vốn đầu tư (T): là thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn.đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

Thông thường khi NPV > 0; IRR > r giới hạn (lãi suất vay); T < thời gian vận hành.dự án thì dự án được xem là hoạt động có hiệu quả và được chấp nhận.

Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án

Một dự án đầu tư không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho chủ đầu tư mà còn đem lại giá trị kinh tế - xã hội cho địa phương. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, cán bộ thẩm định xem xét các giá trị gia tăng và biểu hiện mà dự án đầu tư mang lại, cụ thể như: đóng góp cho nguồn ngân sách quốc gia, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng năng suất và sản lượng lao động của xã hội, góp phần phát triển các ngành nghề phụ trợ, là nguồn tiêu thụ nguyên vật liệu trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w