vừa và nhỏ
(Nguồn: Tham khảo tài liệu quy trình thẩm định của các NHTM và kinh nghiệm thực tế)
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại
Chú thích:
Đủ điều kiện, được chấp thuận, thông qua
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Thẩm định dự án
Ký kết hợp đồng tín dụng
Lập báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất
tín dụng Phê duyệt đề xuất
thẩm định Đề nghị vay vốn Bổ sung, hoàn thiện Phê duyệt đề xuất thẩm định
Chưa đủ điều kiện, không được chấp thuận
Tuy có sự khác nhau về quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành của từng ngân hàng nhưng về cơ bản, công tác thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại được thực hiện bởi chính bộ phận chịu trách nhiệm cấp tín dụng cho khách hàng, thường là Phòng Tín dụng hoặc Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp tại Chi nhánh. Quá trình thẩm định dự án vay vốn thường được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ dự án vay vốn từ khách hàng và kiểm tra hồ sơ
Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đến giao dịch trực tiếp tại Chi nhánh (phòng Khách hàng Doanh nghiệp). Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng và yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết theo quy định của ngân hàng. Trường hợp kiểm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ để thẩm định, cán bộ tín dụng chuyển trả lại để khách hàng thực hiện điều chỉnh, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cán bộ tín dụng ký nhận hồ sơ, ghi sổ theo dõi và bàn giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Bộ hồ sơ vay vốn thường bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và hồ sơ dự án.
Bước 2: Thực hiện công tác thẩm định dự án vay vốn
Sau khi thu thập thông tin, tài liệu cần thiết, đối chiếu các quy định, nội dung yêu cầu được hướng dẫn theo quy định của từng ngân hàng, cán bộ thẩm định sử dụng các phương pháp thẩm định để phân tích các nội dung về thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài sản đảm bảo, đồng thời thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Sau khi hoàn thành, cán bộ thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất tín dụng theo mẫu biểu quy định, trong đó nêu rõ đề xuất của mình đồng ý hay không đồng ý cho vay và giải trình lý do.
Bước 3: Phê duyệt đề xuất thẩm định và ký kết hợp đồng tín dụng
Căn cứ vào báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất tín dụng, cấp phê duyệt của bộ phận có trách nhiệm xem xét, đánh giá và phê duyệt cấp tín dụng tài trợ dự án hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ được chuyển lên Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính thực hiện tái thẩm định và đưa ra quyết định tài trợ dự án. Nếu báo cáo thẩm định được cấp phê duyệt thông qua, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng, thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ thẩm định theo quy trình.
2.2.5. Phương pháp thẩm định
Có rất nhiều phương pháp để tiến hành công tác thẩm định một dự án đầu tư. Với từng nội dung thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ sử dụng một hoặc kết hợp những phương pháp khác nhau để xem xét và đánh giá. Về các phương pháp chung khi thẩm định các dự án vay vốn của DNVVN, cán bộ thẩm định sử dụng các phương pháp sau:
2.2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Thẩm định theo trình tự là việc công tác thẩm định được tiến hành theo một trình từ từ tổng quát đến chi tiết:
Thẩm định tổng quát là xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý để thực hiện nghiên cứu xem xét sâu hơn. Việc thẩm định tổng quát mang lại sự hình dung chung về dự án cũng như quy mô và tầm quan trọng của thực hiện dự án. Do chỉ xem xét tổng quan các nội dung của dự án mà chưa đi sâu vào từng khía cạnh nên ở giai
đoạn này cán bộ thẩm định khó phát hiện được chi tiết những vấn đề hoặc sai sót của dự án để đưa ra đề xuất bổ sung hoặc sửa đổi. Do đó cần thiết phải tiến hành sàng lọc và thẩm định chi tiết để phát hiện các sai sót của dự án
Thẩm định chi tiết là công tác được tiến hành tiếp theo thẩm định tổng quát. Cán bộ thẩm định bắt đầu đi sâu vào đánh giá chi tiết từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Đối với mỗi nội dung cụ thể, cán bộ thẩm định đưa ý kiến đồng ý hay không đồng ý và hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung các nội dung chưa rõ ràng hoặc còn thiếu. Tùy vào đặc điểm của từng dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định sẽ xem xét chi tiết các nội dung khác nhau. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể đánh giá tính không khả thi của dự án mà không cần tiếp tục thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp theo. Ví dụ, nếu mục tiêu của dự án được đánh giá là không hợp lý, nội dung phân tích về khả năng kỹ thuật và tài chính không khả thi thì dự án không thể thực hiện được.
Phương pháp thẩm định theo trình tự được áp dụng trong tất cả các khâu trong quá trình cho vay, đặc biệt là đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, do số lượng khách hàng nhiều, hạn chế về thời gian và nguồn lực, các ngân hàng thường tiến hành đánh giá tổng quan dự án để xem có khả thi hay không, sau đó mới thẩm định chi tiết để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu với đánh giá khái quát ban đầu đã cho thấy, dự án có nhiều khó khăn hơn thuận lợi và khả năng thành công là thấp thì có thể đưa ra được quyết định về khả năng tham gia tài trợ của tổ chức tín dụng. Trường hợp đánh giá khái quát ban đầu cho thấy dự án có những thuận lợi cơ bản, mục tiêu của dự án đặt ra hợp lý, xây dựng nội dung phân tích tiếp theo sẽ đánh giá chi tiết hơn, đảm bảo quá trình phân tích được liên tục và xem xét tính khả thi của dự án trên các góc độ còn lại, đảm bảo thẩm định chính xác dự án đầu tư. Đặc biệt đối với thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, ngân hàng
thường xem xét tổng quan tài sản đảm bảo nếu phù hợp và có khả năng nhận tài sản, cán bộ thẩm định mới nghiên cứu thêm về giá cả, tỷ lệ cho vay…
2.2.5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu
Phương pháp so sánh, đối chiếu trong thẩm định dự án là việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực được quy định bởi pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật phù hợp, với các thông lệ trong nước và quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế để đánh giá tính chính xác các nội dung phân tích của dự án. Thông thường, các nội dung thường được so sánh, đối chiếu trong thẩm định dự án vay vốn của DNVVN bao gồm:
- Sự phù hợp của các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của DNVVN với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô, với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với từng lĩnh vực đầu tư. CBTĐ thường so sánh với các DNVVN đang vay vốn tại Chi nhánh hoặc các chi nhánh cùng hệ thống khác.
- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước
- Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định
- Tiêu chuẩn sản phẩm dự án so với tiêu chuẩn hay mức yêu cầu của thị trường
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công tiền lương, chi phí quản lý của dự án với các định mức kinh tế - kĩ thuật của ngành
- Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư của ngành hay lĩnh vực đầu tư
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án so với tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án
Nhìn chung, ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, không yếu cầu nhân viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực kinh doanh. Cán bộ thẩm định dựa vào số liệu kế toán trên báo cáo tài chính hàng năm và các giao dịch trên thị trường, không cần thiết phải thực hiện mô hình hay tính toán thủ công. Kết quả từ phương pháp này cũng được phản ánh một cách thực tế, trên cơ sở thông tin đầu vào được cung cấp rõ ràng chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi chất lượng thông tin so sánh đối chiếu phải có sự tương đồng tại một thời điểm, các tài liệu thu thập để sử dụng trong phân tích so sánh phải có tính tin cậy, xác thực. Trong khi đó, thông tin do khách hàng DNVVN cung cấp thường không được kiểm toán độc lập, chưa đủ độ tin cậy, chính xác. Do đó, việc so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thường được nhận định là một trong những phương pháp tham khảo, không phải các chỉ tiêu chính để ra quyết định đầu tư. Để hạn chế được những điểm yếu và phát huy ưu điểm của phương pháp này, cán bộ thẩm định cần vận dụng phối hợp giữa so sánh đối chiếu với những phương pháp khác để công tác thẩm định đạt kết quả tốt.
2.2.5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (lợi nhuân, doanh thu thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. Phương pháp này được ứng dụng chủ yếu để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của phương án đầu
tư và khả năng hoàn vốn của dự án.
Các yếu tố rủi ro thường xảy ra như sản lượng thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng, thời gian đầu tư kéo dài, chi phí đầu tư vượt quá tổng dự toán ban đầu… Các yếu tố thay đổi so với dự kiến thường được chọn theo tỷ lệ nhất định từ 5%, 10% hoặc 15% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều rủi ro phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trường hợp ngược lại, cán bộ thẩm định phải xem xét lại khả năng phát sinh rủi ro để đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm khắc phục hoặc hạn chế với doanh nghiệp.
2.2.5.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Nội dung của phương pháp triệt tiêu rủi ro là cán bộ thẩm định dự đoán tối đa những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế các tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan tới dự án. Đối với các dự án của DNVVN, rủi ro có thể xảy ra ở giai đoạn thực hiện dự án có thể kể đến như: chậm tiến độ thi công, rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ… hoặc ở giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ xảy ra các rủi ro nhưng thiếu vốn kinh doanh, rủi ro về thị trường, dịch bệnh, rủi ro trong quản lý điều hành dự án…
2.2.5.5. Phương pháp dự báo
Khi sử dụng phương pháp dự báo, cán bộ thẩm định sẽ tổng hợp các số liệu điều tra thống kê kết hợp vớivận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên
vật liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Các phương pháp dự báo thường được áp dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương phá mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Khi thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, thẩm định tài sản đảm bảo, phương pháp dự báo được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thẩm định dự án để hỗ trợ phân tích. Mặc dù phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ cao, thông tin cung cấp đa dạng và chính xác, tuy nhiên phương pháp dự báo hỗ trợ rất nhiều trong việc đánh giá thuận lợi và khó khăn có thể xảy ra trong công tác thực hiện dự án nên đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình thẩm định dự án.