Đặc điểm các dựán vayvốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 89 - 92)

giao dịch – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

*Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Căn cứ theo quyết định số 0592/2018/QD-TGD hướng dẫn cách xác định phân khúc khách hàng tại Khối Khách hàng Doanh nghiệp theo quy mô tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ, nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank Sở giao dịch được định nghĩa theo hai phân khúc sau:

+ Phân khúc khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ (SME): Khách hàng có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ của năm tài chính gần nhất từ 20 tỷ VND đến dưới 200 tỷ VND

+ Phân khúc khách hàng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (MSME): Khách hàng có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ của năm tài chính gần nhất dưới 20 tỷ VND.

*Đặc điểm các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Do Techcombank Sở giao dịch là chi nhánh đặt tại tòa nhà Hội sở chính của Ngân hàng, cùng với vị trí trung tâm thủ đô, thuận tiện cho giao dịch nên trong những năm gần đây Sở giao dịch đã thu hút được nhiều dự án từ các doanh nghiệp mong muốn được thẩm định và hỗ trợ vốn, không ngoại lệ với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay Sở giao dịch đang áp dụng nhiều gói vay dự án cho các doanh nghiệp khác nhau và hiệnd dược chia thành các đối tượng như sau: Các doanh nghiệp quy mô siêu lớn (Middle Market), các doanh nghiệp quy mô lớn (USME), các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SME), các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (MSME). Trong đó việc hỗ trợ cho vay dự án tới các DNVVN là chính sách được quán triệt từ Hội sở theo tổng kết và phân loại các đối tượng chủ yêus đang quan hệ tín dụng trên toàn hệ thống của Techcombank. Đặc điểm của các dự án này là:

- Lĩnh vực hoạt động: Các dự án đầu tư hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực kinh tế và cơ cấu ngành nghề, ví dụ như xây dựng, bất động sản, sản xuất và kinh doanh nhựa, dược, thiết bị y tế, nguyên phụ liệu may mặc…

- Mục tiêu đầu tư: Dự án của các DNVVN thường là các dự án liên quan đến vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là các dự án trong lĩnh vực đầu tư bổ sung vốn lưu động, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất hoặc cải tạo nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị công nghệ phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (xây dựng văn phòng, khu đô thị, trường học…)

- Quy mô vốn đầu tư: quy mô vốn đầu tư nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 70%, trên 50 tỷ đồng chiếm trên 10%, số doanh nghiệp còn lại có quy mô từ 5-50 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư: 72.35% vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng ngân hàng là 11.44%, tín dụng thương mại là 11.32%, vốn vay từ cá nhân là 4.37%.

- Quy mô vốn vay trung bình của các dự án:Quy mô dự án vay vốn tại Sở

giao dịch của các doanh nghiệp này thường nhỏ hơn 15 tỷ VND, với tính chất kỹ thuật đơn giản.

- Góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương

- Thời gian đầu tư của các dự án tương đối đa dạng tùy vào từng loại hình đầu tư và các dự án khác nhau. Đối với dự án đầu tư xây dựng, thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 5-10 năm tùy theo quy mô của dự án. Đối với dự án sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ thì dự án thường kéo dài 1-5 năm do nhu cầu thu hồi vốn nhanh của doanh nghiệp.

Tổng hợp số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với Techcombank Sở giao dịch trong giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Số lượng dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Loại hình DN 2017 2018 2019

Công ty TNHH 10 16 20

Công ty hợp danh 6 10 15

Công ty tư nhân 12 20 24

Công ty cổ phần 15 19 21

Tổng 43 65 80

(Nguồn: số liệu từ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp các năm 2017-2019)

Đối với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc thù những doanh nghiệp này thường có năng lực tài chính không mạnh, hạn chế về vốn, chưa nắm bắt thông thạo thông tin về các sản phẩm của ngân hàng, ngại thủ tục rườm rà từ phía ngân hàng, do đó, khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của khách hàng còn

hạn chế. Do đó chuyên viên KHDN tại Sở giao dịch khi tiến hành thẩm định với các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn về thu thập thông tin, chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp, khó kiểm tra được tính minh bạch.

Ý kiến của học viên: Theo thống kê trên, ta có thể thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với Sở giao dịch có sự gia tăng theo thời gian, cụ thể năm 2017 số lượng doanh nghiệp vay vốn đầu tư dự án tại Sở giao dịch là 43 dự án, con số này đã tăng lên 65 dự án vào năm 2018 và đến năm 2019 số dự án là 80 hồ sơ, tăng gần gấp đôi so với cách đây 2 năm, chứng tỏ đây là lĩnh vực tiềm năng cần nhận được sự chú trọng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w