Căn cứ thẩmđịnhdựán vayvốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 42 - 45)

Công tác thẩm định dự án được thực hiện trên cơ sở căn cứ pháp lý, từ nguồn thông tin xác thực, đáng tin cậy được khách hàng cung cấp và từ các nguồn thông tin khác do cán bộ thẩm định thu thập được. Các căn cứ trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại bao gồm:

Là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất khi thực hiện thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ dự án là tài liệu về dự án của doanh nghiệp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Quyết định phê duyệt đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

- Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư: Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư

- Hồ sơ về khả năng tài chính của chủ đầu tư: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất, Bảng cân đối kế toán 02 năm gần nhất, Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kì, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, bản kê khai số dư tiền vay tại các tổ chức tín dụng

- Hồ sơ dự án đầu tư: Mô tả nội dung dự án đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến đồ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mua bán máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ hoạt động đầu tư dự án

2.2.3.2. Căn cứ pháp lý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khi đánh giá tính khả thi của dự án để đảm bảo dự án khi triển khai phù hợp với quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước, cán bộ thẩm định cần đối chiếu, so

sánh các đặc điểm của dự án với chủ trương, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế của ngành, của địa phương, của nhà nước, được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chung và các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư.

2.2.3.3. Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể

Trong quá trình thẩm định, các dự án trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau sẽ liên quan tới những khía cạnh mang tính chuyên môn, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải căn cứ theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn, quy phạm đặc thù trong lĩnh vực này. Ví dụ khi thẩm định khía cạnh kinh tế kĩ thuật của dự án, cán bộ thẩm định cần đối chiếu các giải pháp kỹ thuật của dự án thể hiện trên hồ sơ dự án đối với các quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu đô thị, quy chuẩn về thiết kế công trình, quy chuẩn về môi trường, công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể của khách hàng

2.2.3.4. Các quy ước và thông lệ quốc tế

Khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn, đặc biệt là các dự án có liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, cán bộ thẩm định cũng cần căn cứ theo các quy tắc, điều lệ được ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay các cấp Nhà nước với Nhà nước. Các quy ước này có thể liên quan tới quy định về tài trợ vốn, các quy định về cấp tín dụng, phát hành bảo lãnh…

2.2.3.5. Quy trình, văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại

cho vay, quy trình, văn bản hướng dẫn cách thức thực hiện công tác thẩm định vay vốn nói chung và thẩm định dự án nói riêng một cách chỉn chu, thống nhất và đồng bộ để cán bộ thẩm định dễ dàng thực hiện đầy đủ các bước. Đây là một căn cứ quan trọng bởi quy định của ngân hàng được tổng hợp từ tài liệu, căn cứ pháp lý nêu trên, do đó giảm thiểu thời gian xử lý cho công tác thẩm định.

Ngoài ra, khi thực hiện thực tế thẩm định dự cần căn cứ theo kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân và bộ phận chịu trách nhiệm tiến hành công tác thẩm định. Đây cũng là căn cứ quan trọng khi thực hiện thẩm định dự án cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w