Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 72 - 74)

Hoạt động thẩm định dự án bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan, đó là những yếu tố bên ngoài tác động tới dự án và gây ảnh hưởng sai lệch tới kết quả của quá trình thẩm định. Các dự án vay vốn thường có thời gian hoạt động kéo dài, trong khi các nhân tố khách quan lại mang tính chất hay biến động và khó dự báo như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, cơ chế chính sách, chủ trương, pháp luật của nhà nước. Các yếu tố này được đánh giá luôn luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiếm soát của Ngân hàng và Chủ dự án.

2.4.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Trong một môi trường kinh tế xã hội ổn định, lành mạnh, không có nhiều biến động thì thông tin trên thị trường sẽ được phản ánh một cách trung thực, chính xác, đầy đủ và nhanh chóng, do đó cán bộ thẩm định sẽ dễ dàng hơn trong công tác thu thập những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, thông tin về thị trường ngành hàng kinh doanh của khách hàng, thị trường đầu vào và đầu ra của dự án. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dự báo đúng hướng cung cầu của sản phẩm đầu tư và tính khả thi của dự án án, tăng tính chính xác trong thẩm định. Ngược lại, nếu nền kinh

tế không ổn định, kém phát triển thì việc cung cấp thông tin sẽ chậm trễ, thiếu chính xác và có khả năng phản ánh sai lệch các biến số trên thi trường như giá cả hàng hóa, cung cầu... Như vậy, kết quả thẩm định sẽ kém chính xác, không còn nhiều ý nghĩa với ngân hàng, có thể dẫn tới quyết định đầu tư sai lầm. Những yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội thường xuyên biến động và khó dự doán chính xác nhưng ngân hàng vẫn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định dự án.

2.4.2.2. Môi trường pháp lý liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới tốc độ của quá trình thẩm định cũng như độ chính xác của công tác thẩm định. Môi trường pháp lý thể hiện thông tin qua hệ thống văn bản pháp luật, các nghị định, chính sách và sự điều hành của các cơ quan chức năng Nhà nước đối với hoạt động cho vay và thẩm định dự án cho vay của các ngân hàng thương mại. Một môi trường pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế sẽ tạo điệu kiện cho công tác thẩm định được thực hiện một cách bài bản, đúng trình tự, tuân thủ pháp luật và đổng thời vẫn đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp và ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý còn lỏng lẻo, tồn tại sự mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật sẽ gây ra sự không thống nhất trong công tác thẩm định của ngân hàng cũng như chủ dự án và các bên liên quan, dẫn tới mỗi bên sẽ đưa ra một kết quả thẩm định khác nhau và làm giảm tính khả thi của dự án. Trên thực tế, chủ dự án có thể tận dụng những điểm chưa chặt chẽ của các văn bản pháp luận để thực hiện những hành động “lách luật”, gây thiệt hại cho ngân hàng và xã hội.

2.4.2.3. Yếu tố từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong thẩm định dự án, mức độ chính xác của thông tin do chủ dự án cung cấp cũng như thái độ trung thực, hợp tác khi cung cấp thông tin cho ngân hàng của chủ

dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định và đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tài chính, và quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Việc thông tin không đầy đủ, chính xác khiến cán bộ thẩm định phải tốn thêm thời gian để xác minh lại và thu thập thêm thông tin để bổ sung, do đó dẫn đến chậm tiến độ thực hiện của dự án.

Ngoài ra, khả năng quản lý của chủ đầu tư thể hiện qua cách thức tổ chức, điều hành công việc cũng có mối quan hệ trực tiếp đến kết quả thực hiện dự án sau này. Chủ dự án có đủ năng lực thì có khả năng phối hợp tốt hơn với ngân hàng để tiến độ thẩm định dự án được nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, tồn tại nhiều trường hợp mà sự thiếu năng lực đặc biệt biểu hiện từ sự không trung thực của khách hàng có thể dẫn tới dự án thực hiện sai mục đích vay vốn hoặc làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư hoặc hành vi cố tình lừa đảo ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu tới công tác tín dụng và gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Vì vậy, khi thẩm định dự án đầu tư, cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú trong tới năng lực làm việc, mức độ uy tín và tư cách đạo đức của chủ đầu tư để tránh gây những rủi ro tổn thất không đáng có cho ngân hàng.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM –

SỞ GIAO DỊCH GIAI ĐOẠN 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w