Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 82 - 88)

Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015-2019

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Từ năm 2015-2019, tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch được đánh giá ổn định và tăng đều theo các năm. Thời kỳ cuối gian đoạn này, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự bất ổn của nền kinh tế thế giới khiến Ngân hàng Nhà nước thắt chặt lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát, do đó tình hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng trong công tác phục vụ khách hàng, hoạt động của Sở giao dịch vẫn hoàn thành chỉ tiêu được giao theo đúng chiến lược của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ 2015-2019, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch vẫn luôn cho thấy sự tăng trưởng về số lượng và chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn phù hợp với chính sách của hệ thống. Dưới đây là bảng số liệu về tình

hình huy động vốn tại Sở giao dịch trong giai đoạn 2015-2019.

Bảng 3.1: Quy mô vốn huy động tại Techcombank Sở giao dịch giai đoạn 2015-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017 2018 2019

1 Tổng vốn huy động

Tổng vốn huy động Tỷ đồng 1964 2424 3086 3464 4262

Chênh lệch với năm trước % 11.09 23.42 27.31 12.25 23.04

2 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư Tỷ đồng 1194 1482 2004 2354 2550

Tiền gửi dân cư/TVHĐ % 60.79 61.14 64.94 67.96 59.83

Tiền gửi TCKT Tỷ đồng 770 942 1082 1110 1712

Tiền gửi TCKT/TVHĐ % 39.21 38.86 35.06 32.04 40.17

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank Sở giao dịch)

Trong giai đoạn 2015-2019, tuy nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng lượng vốn huy động của Sở giao dịch luôn có xu hướng tăng, đó là nhờ váo sự hiệu quả trong chính sách điều chỉnh lãi suất, các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng và định hướng điều hành của ngân hàng Techcombank

2015 2016 2017 2018 2019 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Tỷ trọng vốn huy động theo phân loại KH

Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank Sở giao dịch)

Qua biểu đồ trên có thể thấy phần lượng vốn huy động của Techcombank Sở giao dịch tới từ các cá nhân và tổ chức kinh tế tương đối đồng đều nhau. Trong vòng 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ lệ tiền gửi từ dân cư trên tổng vốn huy động đều đạt trên 50%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần do chính sách của chi nhánh đang hướng tới phân khúc khách hàng tổ chức, trong đó có khách hàng DNVVN ngày một nhiều hơn. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2018, tổng tiền gửi dân cư tăng thêm hơn 1000 tỷ đồng và tỷ lệ tiền gửi dân cư trên tổng vốn huy động tăng từ 60.79% lên đến 67.96%. Năm 2019, vốn huy động từ khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế lần lượt đạt 2550 tỷ đồng và 1712 tỷ đồng, nhưng cơ cấu huy động vốn đã có sự biến động ngược lại so với thời điểm trước năm 2019 khi tỷ trọng tiền gửi dân cư giảm và tỷ trọng tiền gửi từ các khách hàng tổ chức có xu hướng tăng.

So sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn, sản phẩm huy động vốn và các chính sách đối với khách hàng của Sở giao dịch hầu hết đều có tính chất tương đồng với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường, yếu tố cạnh tranh chủ yếu bằng chính sách chăm sóc khách hàng và quà tăng ưu đãi theo chương trình.

Như vậy, trong giai đoạn 2015-2019 tại Techcombank Sở giao dịch, hoạt động huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là thế mạnh chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của đơn vị, cần phát huy trong giai đoạn tới. Để không ngừng gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi Sở giao dịch cần có những biện pháp hiệu quả trong giai đoạn mới như nỗ lực tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn để giảm chi phí vốn, cải thiện thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, do sức ép đến từ sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn và áp dụng nhiều hình thức lãi suất linh hoạt, Techcombank Sở giao dịch cần có giải pháp xử lý kịp thời để giữ vững những

khách hàng truyền thống và thu hút thêm tệp khách hàng mới.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là một trong những hoạt động cũng như nguồn thu quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng là chức năng chính của đơn vị, có thể kể đến các nghiệp vụ như: vay tiêu dùng, vay đầu tư dự án, vay vốn kinh doanh… Trong những năm qua, phân khúc khách hàng cho vay của Techcombank Sở giao dịch ngày càng được mở rộng, thu hút đối tượng tham gia hoạt động trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế như: xây dựng, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ… Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại Techcombank Sở giao dịch luôn được đẩy mạnh và mang lại kết quả khả quan với số lượng và khối lượng giao dịch giải ngân tăng dần qua các năm.

Bảng 3.2: Quy mô hoạt động tín dụng tại Techcombank Sở giao dịch giai đoạn 2015-2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017Năm 2018 2019 1 Tổng dư nợ Tổng dư nợ Tỷ đồng 1686 2026 2668 3134 4028

Chênh lệch so với năm trước

% -3.21 20.17 31.69 17.4 28.53

2 Dư nợ phân theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn Tỷ

đồng

714 930 1120 1402 1930

Dư nợ trung và dài hạn Tỷ

đồng

972 548 1548 1732 2098

3 Dư nợ theo đối tượng khách hàng

Dư nợ cho vay cá nhân và hộ kinh doanh

Tỷ đồng

1184 1262 1370 1424 1624

Dư nợ cho vay DN Tỷ

đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank Sở giao dịch)

Trong giai đoạn 2015-2019, tổng dư nợ của Techcombank Sở giao dịch liên tục tăng và đạt đến 4028 tỷ đồng vào năm 2019, cao gấp đôi lần so với đầu giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2015 đạt âm do thời gian này tình hình nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều biến động, các cá nhân và doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn. Nhưng kể từ năm 2016-2019, tăng trưởng dư nợ thể hiện xu hướng tăng trở lại, bình quân trong giai đoạn này đạt 24.46 %. Nguyên nhân do nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi trong giai đoạn này cùng với các chính sách của chính phủ đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư và một phần nguyên nhân từ các chính sách lãi suất, chương trình vay vốn ưu đãi từ hệ thống ngân hàng Techcombank nhằm đưa hoạt động tín dụng đi vào ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo theo sự suy thoái nhẹ của nền kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng có dấu hiệu chững lại.

2015 2016 2017 2018 2019 0 500 1000 1500 2000 2500

Quy mô dư nợ theo thời gian

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn

Biểu đồ 3.2: Quy mô dư nợ phân theo thời gian

Xét biểu đồ cơ cấu dư nợ cho thấy, dư nợ nội tệ tại Techcombank Sở giao dịch luôn cao hơn gấp 2-3 lần so với dư nợ ngoại tệ. Điều này thể hiện bởi đa số hoạt động cho vay của đơn vị là cho các cá nhân, tổ chức trong nước vay phục vụ hoạt động tiêu dùng, kinh doanh nội địa. Xét theo thời gian cho vay, dư nợ ngắn hạn luôn đạt mức 40% - 50% trong tổng dư nợ. Chỉ số dư nợ ngắn hạn cho thấy các khoản vay tại đơn vị có khả năng thanh khoản cao, đồng thời thu nhập từ nguồn dư nợ tín dụng trung và dài hạn duy trì ở mức ổn định. Đơn vị cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản dư nợ tín dụng trung và dài hạn bởi quy mô mảng dư nợ này vẫn còn khá cao, có thể gây rủi ro thanh khoản.

Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng của Sở giao dịch đã và đang được triển khai sát với định hướng, chỉ đạo của Techcombank và NHNN, đồng thời tuân thủ sự điều hành tín dụng của Hội sở chính. Trong giai đoạn 2015-2019, Sở giao dịch đã thực hiện tốt công tác cơ cấu hoạt động tín dụng, kiểm soát chất lượng cho vay, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng, đặc biệt đạt được những kết quả tốt từ phát triển kênh khách hàng cá nhân.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Sở giao dịch giai đoạn 2015-2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 Năm2017 2018 2019

1 Lợi nhuận trước trích

DPRR Tỷ đồng 41.57 48.72 55.38 57.12 63.18

2 DPRR Tỷ đồng 11.45 13.96 14.27 12.45 15.95

3 Lợi nhuận sau trích

DPRR Tỷ đồng 30.12 34.76 41.11 44.67 47.23

4

Tốc độ tăng trưởng của Lợi nhuận sau

trích DPRR

% 24.88 15.41 18.27 8.66 5.73

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Techcombank Sở giao dịch)

Trong suốt giai đoạn 2015-2019, tỷ lệ trích dự phòng.rủi ro luôn ở mức trung bình, giao động trong khoảng 20% - 30% tổng lợi nhuận thu được. Mức trích lập dự phòng.rủi ro tuy có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với mức lợi nhuận thu được. Bên cạnh đó, báo cáo.kết quả hoạt động của Techcombank Sở giao dịch cũng chỉ ra rằng, chỉ tiêu.lợi nhuận sau trích DPRR tăng dần qua mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đạt 14,59%. Năm 2015, tổng lợi nhuận sau trích DPRR của đơn vị đạt 30,12 tỷ đồng, mức tăng trưởng 24,88%. Đến năm 2017, chỉ số này đã tăng thêm 10,99 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại có xu hướng chậm dần. Tính đến cuối năm 2019, đơn vị thu được 47,23 tỷ đồng lợi nhuận sau trích DPRR, mức tăng trưởng chỉ bằng 5,73% so với cùng kỳ năm 2018.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w