Khái quát chung về ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 29)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

2.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mạ

NHTM là một trong những định chế tài chính mà hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán cùng nhiều dịch vụ khác hướng đến mục đích cung cấp đầy đủ nhất cho nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, cụ thể:

Theo Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED): “Ngân hàng là bất kỳ doanh nghiệp nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu bằng cách ký phát séc hay chuyển tiền điện tử và cho vay thương mại hay cho vay kinh doanh khác như cho vay các doanh nghiệp tới nhận để tăng hàng tồn kho hay thiết bị mới”.

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Theo đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng (bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác), cung ứng các phương tiện và các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Nhìn chung, theo cách định nghĩa nào thì sự hình thành, tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại đều gắn liền và chiếm một vị trí quan trọng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Tầm quan trọng của NHTM trong sự phát triển của nền kinh tế được thể hiện qua bốn khía cạnh:

Khía cạnh thứ nhất, NHTM là nơi phân phối vốn cho nền kinh tế, là công cụkhông thể thiếu tác động đến sự phát triển của sản xuất luân chuyển hàng hóa. Các ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể, sau đó cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhờ các hoạt động của hệ thống NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.

Khía cạnh thứ hai, NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường. Để có thể đưa sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiếp cận với thị trường đầu ra và tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải có vốn (yếu tố đầu vào quan trọng, nền tảng của mọi hoạt động) để thực hiện sản xuất. Khi vốn tự có không đủ hoạt động, các doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn khác. NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn bằng nguồn vốn tín dụng. Như vậy, NHTM chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường, giúp doanh nghiệp tìm được vốn đầu vào, bôi trơn hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh toán để tạo ra thành phẩm cho thị trường.

Khía cạnh thứ ba, NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các NHTM một mặt chịu sự tác động trực tiếp từ các công cụ của chính sách tiền tệ (thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất,…) mặt khác gián tiếp tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chính tín dụng. Thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định.

Khía cạnh thứ tư, MHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Ngày nay, mỗi quốc gia độc lập đều phát triển quan hệ quốc tế đa dạng và

phức tạp trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học công nghệ,… trong đó quan hệ kinh tế được chú trọng nhất. Áp lực cạnh tranh buộc mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh. Hệ thống NHTM với các nghiệp vụ như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, uỷ thác đầu tư, … sẽ giúp nền kinh tế của một quốc gia hòa nhập với phần còn lại của thế giới. Hệ thống NHTM trong nước đã điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, đưa nền tài chính trong nước bắt kịp với nền tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 29)