Kiến nghị đối với Ngânhàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 129 - 130)

- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 14% /năm Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 15%/năm

4.4.1.Kiến nghị đối với Ngânhàng nhà nước Việt Nam

- Các cơ quan Nhà nước cần hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực KSNB và thực hiện ban hành văn bản hướng dẫn trong việc đánh giá hệ thống KSNB.

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM cũng như hoạt động kiểm toán, lập báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam.

- NHNN cần xây dựng cụ thể quy chế phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các NHTM và công ty kiểm toán.

- NHNN và Bộ Tài chính cần phối hợp trong việc hoàn thiện chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính của các NHTM.

- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN khi soạn thảo các văn bản, các quy định về kế toán liên quan đến các NHTM.

- Trên cơ sở thực tiễn xây dựng hệ thống KSNB tại các NHTM trên thế giới, đề xuất với các cơ quan ban ngành xây dựng văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế tại Việt Nam về vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB.

Tuy rằng cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 về hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Song quy định này vẫn chưa quy

định cụ thể về hệ thống KSNB tại các chi nhánh; áp dụng vào mô hình Vietinbank hiện nay, tại Vietinbank - CN Hà Nội không có bộ phận KSNB mà bộ phận này chỉ thành lập vào các cuộc kiểm tra định kỳ/đột xuất; công tác KSNB chủ yếu thuộc trách nhiệm của Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ khu vực và Bộ phận KTNB trực thuộc Trụ sở chính. Trong bối cảnh các ngân hàng đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, việc xây dựng và ban hành quy định mới về hệ thống KSNB sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho công tác KSNB, giúp ngăn ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro.

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng cần chú trọng tới công tác cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM cho Trung tâm thông tin tín dụng, đảm bảo thông tin được cung cấp chính xác và kịp thời. Hiện nay, thông tin cung cấp cho Trung tâm thông tin tín dụng chưa đầy đủ và toàn diện. Cụ thể, trong trường hợp nếu khách hàng sử dụng hai số chứng minh nhân dân khác nhau, hoặc sử dụng đồng thời chứng minh nhân và căn cước công dân để vay vốn ở hai NHTM khác nhau thì thông tin cập nhật là hai đối tượng vay vốn khác nhau dẫn tới rủi ro ngân hàng không nắm đầy đủ lịch sử tín dụng và tình hình vay nợ của khách hàng. Thêm vào đó, việc cập nhật thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng định kỳ 01 lần/ tháng khiến công tác cập nhật thông tin tình hình vay nợ của khách hàng tại NHTM diễn ra không được thường xuyên, do đó thông tin tín dụng cần được cập nhật thường xuyên hơn, theo định kỳ 01 tuần hoặc 02 tuần. Ngân hàng nhà nước cũng cần nâng cấp, bảo trì hệ thống tra cứu thông tin tín dụng, tránh trường hợp hệ thống bị lỗi, tắc nghẽn dẫn đến trả kết quả tra cứu chậm trễ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 129 - 130)