Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 109 - 117)

- Cán bộ QHKH/cán bộ hỗ trợ tín dụng thông báo số tài khoản giải ngân trên giấy nhận nợ, chuyển giẩy nhận, lệnh chi cho bộ phận kế toán giao dịch

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁPVÀ KẾT LUẬN

4.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát

- Chi nhánh đã ban hành các quy định đối với tín dụng cá nhân, tuy nhiên nhiều văn bản chưa thực sự có hiệu lực. Ban quản trị chưa thực sự quan tâm đến việc duy trì và phát triển KSNB tín dụng cá nhân trong NHTM. Các nhà quản lý chưa tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán thể hiện qua việc phân loại nợ và trích lập dự phòng.

- Cơ cấu KSNB của Vietinbank đang tổ chức thoe nguyên tắc tập trung, mô hình KSNB đặt tại Trụ sở chính, dẫn đến tình trạng một năm chỉ có thể kiểm tra Chi nhánh một hoặc vài lần do cách trở về mặt địa lý. Bộ phận kiểm tra kiểm soát khu vực đặt trụ sở tại khu vực nhưng quản lý đồng thời nhiều Chi nhánh, và do hạn chế về mặt nhân sự nên cũng chỉ có thể kiểm tra định kỳ, đột xuất trung bình 3 tháng/lần. Tại chi nhánh hiện nay, tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ được thành lập theo chương trình kiểm tra, chưa có cán bộ chuyên trách mà chỉ kiểm nghiệm công tác kiểm tra, KSNB dẫn đến công tác tổ chức kiểm tra, KSNB của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. trách nhiệm của từng thành viên chưa được quy định cụ thể.

- Trong những năm qua Vietinbank – CN Hà Nội cũng đã chú trọng đến đổi mới phân cấp, phân quyền để hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi sự chồng chéo trong điều hành và sự kiêm nhiệm của cán bộ. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng một cán bộ QHKH vừa đảm nhận công tác gặp gỡ, tư vấn khoản vay với khách hàng, vừa đảm nhận việc đề xuất lãnh đạo ký quyết định giải ngân; điều này, điều này vô hình chung khiến cho quyết định cho vay mang tính chủ quan, tạo ra khó khăn trong việc phát hiện rủi ro và đề xuất giải pháp kịp thời.

- Hầu hết cán bộ QHKH tại Vietinbank – CN Hà Nội tuổi đời còn trẻ. Mặc dù đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học uy tín và được ban lãnh đạo Chi nhánh chú trọng trong công tác đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ song do đặc thù công việc đòi hỏi cán bộ QHKH phải có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đây là khó khăn mà công tác đào tạo khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Hạn chế này rất đến việc công tác thẩm định, nhận diện khách hàng chưa toàn diện, đặc biệt là đối với những khách hàng mới, lần đầu thiết lập quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Một số cán bộ gặp trờ ngại trong quá trình xử lý nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ, chương trình ứng dụng mới do trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế.

- Công tác khen thưởng, kỷ luật và đề bạt chưa thực sự gắn với hiệu quả công việc nên làm giảm tác dụng của công tác đánh giá, vẫn tồn tại nhiều sai phạm,

nguyên nhân bắt nguồn từ đội ngũ nhân viên ngân hàng. Chính sách lương thưởng còn chưa kịp thời, chưa có những hình thức khen thưởng đột xuất với những cán bộ xuất sắc để tạo động lực cho nhân viên. Các chương trình thi đua của Hội sở chính thường chậm trễ trong công bố kết quả, không tạo được động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cho mỗi cán bộ.

Thứ hai, về quy trình đánh giá rủi ro tín dụng

Hiện nay, Vietinbank – CN Hà Nội luôn chú trọng bám sát, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đánh giá rủi ro của Vietinbank để đảm bảo ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm tàng đối với khách hàng.Tuy nhiên, các biện pháp trên phần lớn chỉ hướng đến mục tiêu phát hiện và giảm thiểu rủi ro mà chưa chủ động trong nhận diện rủi ro, chưa quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của hệ thống. Một hạn chế lớn trong công tác đánh giá RRTD tại Vietinbank – CN Hà Nội là trong một số trường hợp, việc thẩm định và quản lý khách hàng còn phụ thuộc vào thông tin, giấy tờ khách hàng đơn phương trình cung cấp, mà chưa bám sát tình hình thực tế của khách hàng. Điều này thường xảy ra với các khách hàng có vị trí xa, thực hiện các giao dịch thường qua mail, điện thoại hoặc chuyển phát nhanh…., việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng bị giới hạn do khoảng cách và thời gian đi lại. Ngoài ra, cán bộ QHKH phải thực hiện hầu hết công việc liên quan đến hồ sơ khách hàng, cũng như khối lượng khách hàng phải quản lý của mỗi cán bộ là khá lớn, dẫn tới hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Với những khách hàng vay có quy mô cấp tín dụng nhỏ, đặc biệt là những khoản tín dụng từng lần, việc thẩm định thực tế không được chú trọng. Phần lớn cán bộ dựa trên hồ sơ giấy do khách hàng cung cấp và áp theo tiêu chuẩn của khoản vay để đưa ra quyết định tín dụng mà chưa đánh giá kỹ lưỡng về tư cách pháp lý, nhân thân, thiếu xác nhận của bên thứ ba về thông tin của người vay,… Điều này tiềm ẩn rủi ro nếu khách hàng cố ý lập thông tin giả để vay vốn Ngân hàng, thậm chí là chiếm dụng vốn của Ngân hàng

Công tác chấm điểm định kỳ khách hàng còn chưa sát sao, bám sát thực tế. Đối với những khoản vay từng lần, cán bộ QHKH thường chấm điểm định kỳ theo

dữ liệu cũ hoặc chỉ phỏng vấn lại khách hàng, không có hồ sơ kiểm chứng dẫn đến việc không nhận diện được rủi ro khi có sự suy giảm về nguồn trả nợ.

Công tác nhận diện sớm các rủi ro liên quan đến biến động về ngành nghề, thay đổi cơ chế, chính sách tại vùng miền, đối tượng khách hàng đặc thù, các yếu tố có ảnh hưởng khách quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh còn hạn chế. Ngoài ra, cán bộ QHKH chưa chú trọng việc sử dụng các công cụ, báo cáo quản trị RRTD do hệ thống cung cấp. Các công cụ, báo cáo này chủ yếu do bộ phận Tổng hợp tại Chi nhánh tiếp cận và thông báo lại khi có thông tin bất thường tới cán bộ QHKH, dẫn tới sự thiếu chủ động trong quá trình đánh giá RRTD.

Thứ ba, về các hoạt động kiểm soát

Hiện nay, các bước chủ yếu trong quy trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định trước cho vay, định giá tài sản, kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, kiểm tra thu hồi nợ sau khi cho vay đều do cán bộ QHKH đảm nhiệm do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao; quy trình cấp tín dụng ở một số ngân hàng vẫn còn cồng kềnh, phức tạp. Điều này dẫn tới những thiếu sót và đánh giá chủ quan trong quá trình cấp tín dụng. Ngoài ra, cán bộ QHKH tại Chi nhánh không được đào tạo chuyên sâu về thẩm định giá nên dẫn đến các rủi ro như thẩm định không chính xác vị trí tài sản, giá trị tài sản không sát thực tế… trong trường hợp thẩm định tài sản thuộc thẩm quyền chi nhánh.

Xét đến các khoản cho vay từng lần, cán bộ chưa thực sự tìm hiểu thông tin, tình hình kinh doanh của khách hàng thực tế sau khi giải ngân, mà đơn thuần dựa vào thông tin trên hệ thống. Điều này khiến cho công tác tái thẩm định sau cho vay còn mang tính hình thức, gây ra một số rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Cán bộ QHKH chưa hoàn thành việc nhắc nhở khách hàng mua bảo hiểm/tái tục bảo hiểm trong thời gian quy định, nhiều trường hợp khách hàng đã thay đổi địa điểm kinh doanh, nhưng cán bộ vẫn chưa nắm được thông tin do hệ thống chưa cập nhật.

Chi nhánh có triển khai thực hiện một số biện pháp quản trị rủi ro như truyền thông nâng cao nhận thức, đào tạo nghiệp vụ, họp giao ban, có văn bản chấn

chỉnh ... tuy nhiên chưa thực hiện được đầy đủ, các cấp lãnh đạo tại chi nhánh chưa sát sao trong giám sát thực hiện. Các chốt kiểm soát tại chi nhánh cơ bản thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, tuy nhiên vẫn còn một số lãnh đạo phòng chưa phát huy tốt vai trò kiểm soát dẫn tới vẫn còn phát sinh lỗi không tuân thủ. Về việc tổ chức hoạt động kiểm soát, các cuộc kiểm soát được tổ chức định kỳ nhưng tần suất còn ít, chưa tạo được tính liên tục trong việc thực thi kết quả kiểm soát. Cán bộ kiểm tra mang tính kiểm nghiệm, không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm soát nên có thể không nhận diện đầy đủ các sai sót, gian lận. Thực tế hoạt động kiểm soát chưa đi sâu vào tính chất nghiệp vụ, chỉ đơn giản kiểm tra hồ sơ về tính hợp lệ, hợp pháp, đã tuân thủ theo đúng quy trình hay chưa nên vấn đề phát hiện thường là những vấn đề đã phát sinh trong quá khứ, không đưa ra những đánh giá cụ thể về những điểm yếu trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh và cũng không định hướng được những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra.

Thứ tư, về thông tin và truyền thông

Hệ thống công nghệ thông tin của Vietinbank chưa đầy đủ các chương trình hỗ trợ trong công tác kiểm soát hoạt động tín dụng, dẫn đến KSNB hoạt động tín dụng của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn:

- Hạn chế về năng lực chuyên môn mà một số bộ phận chưa đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Do ngân hàng Vietinbank sở hữu quy mô lớn nên việc thiết lập các kênh thông tin giữa các chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở còn nhiều hạn chế; các cấp quản lý ở chi nhánh chưa nắm bắt kịp thời chỉ đạo của cấp trên, ngược lại thông tin phản hồi cho quản lý cấp trên cũng còn chậm.

- Vietinbank chưa tiến hành tổ chức chương trình hỗ trợ nhằm tự động xác định nhóm khách hàng liên quan trên toàn hệ thống. Công việc này vẫn được thực hiện một cách thủ công, thiếu đồng bộ, gây ra trở ngại cho Chi nhánh trong giám sát và nhận diện kịp thời những dấu hiệu bất thường của các nhóm khách hàng, đặc biệt là khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên để có thể đề ra phương pháp giải quyết.

- Trên Hệ thống khởi tạo và phê duyệt tín dụng, cán bộ tín dụng có quyền truy cập để phục vụ công tác quản lý hồ sơ tín dụng. Nhưng do sự phân quyền

chức năng tiếp cận hồ sơ; chỉ mã cán bộ tại Chi nhánh khoản tín dụng phát sinh mới có thể đọc hồ sơ. Điều này gây trở ngại cán bộ QHKH tiếp cận hồ sơ cũ để phục vụ trong công tác thẩm định khách hàng khi khoản vay được phát sinh tại Chi nhánh khác.

- Bộ chỉ tiêu thuộc hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn nhiều nội dung chưa cập nhật đủ. Ví dụ, đối với bộ chỉ tiêu chấm điểm KHDN, chưa có sự khác biệt mức điểm đối với các loại báo cáo tài chính khác nhau có mức độ tin cậy khác nhau. Trong khi báo cáo tài chính qua kiểm toán có mức độ tin cậy cao hơn báo cáo do khách hàng cung cấp nhưng vẫn cùng hệ số điểm.

- Về quản lý hạn mức dư nợ ngành: Hạn mức dư nợ ngành chưa được quản lý, theo dõi tự động trên hệ thống khiến Chi nhánh gặp khó khăn khi ra quyết định tín dụng đối với khách hàng

Ngoài ra, hệ thống thông tin máy tính tại Chi nhánh mặc dù đã được đầu tư nâng cấp tuy nhiên chưa đồng bộ, một số máy cũ vẫn thường xuyên xảy ra trục trặc, phải nhờ sự can thiệp của bộ phận điện toán; khiến thời gian tác nghiệp bị kéo dài.

Chính sách quảng bá, giới thiệu các chương trình tín dụng mới còn hạn chế: in tờ rơi giới thiệu sản phẩm mới chậm trễ, thường các sản phẩm được đưa vào sử dụng trước khi có tờ rơi. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do tất cả tờ rơi giới thiệu đều phải đặt in qua phòng thương hiệu và truyền thông tại Hội sở chính rồi mới chuyển về phục vụ công tác quảng bá tại Chi nhánh.

Thứ năm, về giám sát

Công tác giám sát kiểm soát đã được thực hiện tại Chi nhánh nhưng chưa sát sao, bám sát tình hình thực tế hoạt động mà chủ yếu thông qua báo cáo của các phòng ban. Chi nhánh chưa đưa ra được quy định cụ thể về việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra, KSNB

Bộ máy kiểm tra giám sát nội bộ tại Chi nhánh chịu sự quản lý điều hành của Ban giám đốc với nhiều ràng buộc về đánh giá chất lượng công việc điều này có thể dẫn đến chưa phát huy tối đa tính độc lập, chưa chủ động báo cáo Hội sở chính những sai sót, rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Cơ chế liên kết giữa bộ phận kiểm tra giám sát tại Chi nhánh và Hội sở chính còn lỏng lẻo.

Bộ phận kiểm toán nội bộ đã được thành lập tại Chi nhánh, tuy nhiên, hoạt động của bộ phận này còn nhiều hạn chế do yếu cả về nhân sự và chuyên môn. Đặc biệt, với hoạt động tín dụng cá nhân do số lượng hồ sơ vay tại các hệ thống rất lớn nên việc kiểm toán chỉ tiến hành được với một số lượng hữu hạn, do đó chưa đánh giá chính xác chất lượng hoạt động cũng như phát hiện kịp thời các gian lận và nhầm lẫn. Nhân sự tổ kiểm tra giám sát tại Vietinbank – CN Hà Nội vẫn kiêm nhiệm chức năng nhiệm vụ tín dụng, do đó, công tác KSNB chưa thực sự chuyên môn hóa và đảm bảo tính độc lập trong công tác.

Chi nhánh đã xây dựng quy định về đánh giá hệ thống KSNB, nhưng báo cáo chỉ chủ yếu mô tả cơ cấu tổ chức, tình hình thực hiện kế hoạch, rà soát các văn bản... mà chưa đánh giá các nguyên tắc căn bản của hệ thống KSNB.

 Nguyên nhân của những tồn tại

- Nguyên nhân khách quan

Thông tin về khách hàng điều tra thiếu, điều tra không chuẩn xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở Việt Nam, trên 90% là DN nhỏ và vừa, không ít DN có BCTC không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các DN lớn được kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố BCTC cũng như chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể làm ngân hàng không kiểm soát được việc thu nợ gốc, nợ lãi; TSBĐ cho các khoản vay phần lớn là bất động sản, giá bất động sản đang giảm sâu, giao dịch trầm lắng, cơ chế về xử lí tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều vướng mắc dẫn tới việc xử lí được TSBĐ để thu hồi nợ rất khó khăn khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đối với cán bộ mặc dù đều có một khoảng thời gian đào tạo tập trung, nhưng hầu hết chỉ cung cấp được

cho cán bộ cái nhìn tổng quan về hệ thống chứ chưa đi sâu vào nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ hạch toán, kiểm soát cho các cán bộ chủ yếu người đi trước truyền đạt cho người đi sau tạo cho cán bộ thói quen để làm việc chứ không hiểu bản chất nghiệp vụ cho nên dễ phát sinh sai sót, rủi ro, người kiểm soát thì không phát hiện ra được những gian lận phát sinh.

Ban giám đốc chưa nhận thức, được đầy đủ tầm quan trọng mang lại hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 109 - 117)