Kiến nghị đối với Vietinbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 130 - 132)

- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 14% /năm Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 15%/năm

4.4.2. Kiến nghị đối với Vietinbank

Thứ nhất, Vietinbank cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin để cập nhập thông tin nhóm khách hàng liên quan một cảnh đầy đủ, đưa ra cảnh bảo, nhận diện khi cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan trên toàn hệ thống nhằm hạn chế tối đa RRTD với nhóm khách hàng liên quan do hạn chế về mặt thông tin.

Thứ hai, trong quy trình cấp tín dụng hiện nay, cán bộ QHKH vẫn đảm nhiệm hầu hết các công việc từ tiếp cận khách hàng, thẩm định, cấp tín dụng, theo dõi, kiểm tra sau cho vay,… Với khối lượng hồ sơ cũng như khối lượng công việc yêu cầu trong quá trình cấp tín dụng khiến cán bộ QHKH bị hạn chế thời gian tiếp xúc gặp gỡ trực tiếp khách hàng, dẫn đến đôi khi hồ sơ thẩm định không sát thực tế mà chỉ dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp. Do vậy, Vietinbank cần sớm tinh giản quy trình theo hướng giảm công việc tác nghiệp đối với cán bộ QHKH tạo điều kiện cho cán bộ có thời gian tìm kiếm khách hàng mới, quản lý chặt chẽ khách hàng cũ để nắm bắt được đúng, đủ và chính xác tình trạng khách hàng phục vụ công tác cấp tín dụng. Ngoài ra, việc thường xuyên thay đổi mẫu biểu liên quan tới hoạt động cấp tín dụng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất làm việc của cán bộ QHKH. Vietinbank cần nghiên cứu và lấy ý kiến trên toàn hệ thống trước khi ban hành mẫu biểu mới, tránh trường hợp ra mẫu biểu mới rồi mới lấy khó khăn, vướng mắc tại các Chi nhánh rồi tiếp tục chỉnh sửa.

Thứ ba, Vietinbank cũng cần sớm xây dựng bộ phận kiểm tra kiểm soát độc lập tại Chi nhánh để công tác kiểm tra giám sát được thực hiện một cách liên tục và thường xuyên. Bộ phận này cần trực thuộc hội sở chính để tăng cường tính độc lập, tách biệt hẳn với các hoạt động khác tại Chi nhánh.

Thứ tư, Vietinbank cũng cần có những chương trình tổng kết, đánh giá những kết quả đạt đạt và những vấn đề còn tồn tại trong KSNB hoạt động tín dụng định kỳ hàng quý, hàng năm để từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống.

Thứ năm, Vietinbank cần xem xét quy định chặt chẽ hơn đối với trách nhiệm báo cáo và giải trình của HĐQT, Trưởng ban Kiểm soát, Trưởng kiểm toán nội bộ về các vấn đề cụ thể như sau:

- Quy định rõ trách nhiệm của từng người, bộ phận liên quan.

- Quy định rõ chế tài trong trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm quy định.

- HĐQT và Ban Kiểm soát có vai trò giám sát việc thực hiện các qui định, đảm bảo các vi phạm được ngăn ngừa hoặc phát hiện kịp thời.

- Tiến hành các buổi hội thảo, tọa đàm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong việc thiết kế, cũng như vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM.

- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ chuyên trách về KSNB của các hiệp hội ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w