CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
2.1.2. Hoạt độngtín dụng trong ngân hàng thương mạ
2.1.2.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay và cho vay giữa tổ chức tín dụng và các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Như vậy, tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này; người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng; các tổ chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay); trong đó các tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận; và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.
Trong nền kinh tế; ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian; vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân; ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
b. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, hoạt động tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế. Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.
Thứ hai, hoạt động tín dụng giúp thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, hoạt động tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, là ngành chịu tác động nhiều nhất của quá trình tự nhiên và là ngành đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết
những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.Bên cạnh đó, nhà nước cần tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác.
Thứ tư, hoạt động tín dụng‘góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là hoạt động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Vì vậy, hoạt động của tín dụng đã góp phần kích thích sử dụng vốn vay có hiệu quả.Khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hoạt động tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp.
2.1.2.2. Phân loại hoạt động tín dụng
Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng
Dựa vào thời hạn cấp tín dụng, người ta chia tín dụng ra làm ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn tối đa 01 (một) năm. Thông thường, tín dụng ngắn hạn được các đơn vị sản xuất kinh doanh dung để bổ sung vốn lưu động và bổ sung tạm thời nguồn tiền phục vụ một số nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của các cá nhân
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. Tín dụng trung hạn thường dùng để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng với quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 05 (năm) năm, nhằm phục vụ các nhu cầu có quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài như đầu tư xây
dựng cơ bản, xây dựng dự án mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tín dụng trung dài hạn cũng nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản với quy mô vốn trung bình và lớn.
Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
- Cấp tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống: Là việc ngân hàng cấp tín dụng đối với khách hàng là cá nhân để phục vụ mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình đó.
- Cấp tín dụng phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (Sau đây gọi là hoạt động kinh doanh): Là việc ngân hàng cấp tín dụng đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Phân loại theo mức độ đảm bảo
- Cấp tín dụng có bảo đảm: Là việc cấp tín dụng mà tất cả các khoản tín dụng được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản của khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Cấp tín dụng có bảo đảm một phần: Là việc cấp tín dụng mà một/ một số khoản tín dụng không được bảo đảm đầy đủ/ không được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
- Cấp tín dụng không bảo đảm: Là việc cấp tín dụng mà tất cả các khoản tín dụng không được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, bên thứ ba hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đich xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
+ Phương thức cho vay từng lần: Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu: i) không thường xuyên, có tính chất thời vụ; ii) để bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời; iii) vay theo dự án đầu tư/vay trả góp; iv) các trường hợp cho vay theo phương án đơn lẻ khác
+ Phương thức cho vay theo hạn mức: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu cho vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để duy trì hoạt động kinh doanh. Khi áp dụng phương thức này, dư nợ của khách hàng phải đảm bảo không vượt quá hạn mức cho vay đã thỏa thuận ban đầu.
+ Phương thức cho vay theo hạn mức dự phòng: Là phương thức cho vay mà Ngânhàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cấp tín dụng cho khách hàng trong phạm vi hạn mức nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cấp tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức cấp tín dụng dự phòng.Thông thường, thời hạn hiệu lực cho vay theo hạn mức dự phòng tối đa không quá 01 (một) năm
+ Phương thức cho vay lưu vụ: Là việc ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm.
+ Phương thức cho vay hợp vốn: Là việc một ngân hàng cùng với một hoặc một số TCTD cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng để thực hiện một phương án/ dự án.
+ Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Là việc Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh
toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa thường được duy trì trong khoảng thời gian tối đa là 01 (một) năm.
+ Phương thức cho vay quay vòng: Là phương thức mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn không quá 03 (ba) tháng
+ Phương thức cho vay tuần hoàn: Là phương thức mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn với khách hàng với một số điều kiện cụ thể:
• Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoản thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc
• Tổng thời hạn cho vay không vượt quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh.
- Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận
- Chiết khấu: Là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi hết hạn thanh toán.
- Tài chiết khấu: Là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán
- Cho thuê tài chính: Là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản cho khách hàng thuê, dựa trên hợp đồng thuê tài sản được ký kết với điều kiện thỏa thuận nhất định