Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro đối với hoạt độngtín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 125 - 126)

- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 14% /năm Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 15%/năm

4.3.2.Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro đối với hoạt độngtín dụng

Hiện nay, để thuận lợi cho công tác quản trị điều hành, Vietinbank – CN Hà Nội đã phân tách phòng khách hàng thành: Phòng KHDN – thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng bán buôn, Phòng bán lẻ và các phòng giao dịch có cho vay – thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng thể nhân và KHDN siêu vi mô (có doanh thu nhỏ hơn 20 tỷ đồng). Tuy nhiên, do sự gia tăng mạnh về quy mô tín dụng, đặc biệt là nhóm khách hàng bán buôn, đòi hỏi chi nhánh cần phải cơ cấu lại bộ máy tổ chức để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng tín dụng: Chia tách phòng KHDN thành Phòng KHDN vừa và nhỏ, Phòng KHDN lớn và FDI. Ngoài ra, bộ phận tài trợ thương mại trực thuộc phòng KHDN hiện tại cũng cần tách riêng ra thành tổ tài trợ thương mại độc lập, tránh trường hợp cán bộ QHKH kiêm nhiệm vừa thực hiện cấp tín dụng, vừa thực hiện công tác tài trợ thương mại cho khách hàng

Vietinbank – CN Hà Nội cần thường xuyên rà soát, cập nhật văn bản nội bộ, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn để đảm bảo hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật và quy định của Vietinbank.

Đối với cán bộ đảm nhiệm công tác tín dụng tại Chi nhánh, việc lập kế hoạch và phân bổ thời gian làm việc là vô cùng cần thiết để đảm bảo việc thẩm định, cấp

tín dụng, kiểm tra sau cho vay bám sát tình hình thực tế khách hàng, kịp thời nắm bắt những diễn biến xấu trong hoạt động kinh doanh, sự suy giảm về giá trị TSBĐ để có những biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời. Việc phân công nhiệm vụ giữa các cán bộ đảm nhiệm công tác tín dụng cũng cần đồng đều, tránh trường hợp khách hàng tập trung nhiều vào một số cán bộ, dẫn đến việc bị hạn chế thời gian trong công tác thẩm định, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng cũng cần được chú trọng. Việc chấm điểm cần được cụ thể hóa bằng tờ trình kèm theo hồ sơ xác nhận, tránh trường hợp chấm điểm khống, không nhận diện được đầy đủ rủi ro từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 125 - 126)