Hoàn thiện hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 126 - 127)

- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 14% /năm Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 15%/năm

4.3.3.Hoàn thiện hoạt động kiểm soát

Để hoàn thiện kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, Vietinbank – CN Hà Nội cần chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau cấp tín dụng, cụ thể:

Một là, Chi nhánh cần nhanh chóng kiện toàn các bộ phận nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc KSNB hoạt động tín dụng cá nhân nhằm nhận diện rủi ro và tham mưu cho ban điều hành, đặc biệt chú trọng đến chất lượng thẩm định cấp tín dụng, cán bộ QHKH cần phải có đủ năng lực để đánh giá khách hàng tổng quát và khách quan, tránh phụ thuộc hồ sơ giấy mà không bám sát tình hình thực tế. Bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ QHKH, lãnh đạo phòng khách hàng, lãnh đạo chi nhánh cũng cần trực tiếp thẩm định, tiếp xúc khách hàng để nắm bắt đầy đủ khoản vay trước khi ra quyết định cấp tín dụng, hạn chế đánh giá chủ quan của cán bộ QHKH đối với khách hàng

Hai là, quá trình giải ngân, rút vốn cần được giám sát chặt chẽ về mặt chứng từ nhằm đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ giải ngân và mục đích vay vốn, hạn chế giải ngân tiền mặt cho chính khách hàng để giảm thiểu rủi ro sử dụng vốn sai mục đích. Cán bộ QHKH cần nắm bắt sâu sắc về tình hình khách hàng để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình khách hàng rút vốn: sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ, đảo nợ, giải ngân cho nhóm khách hàng liên quan,….

Ba là, công tác kiểm tra sau cho vay cần được thực hiện theo đúng quy định: định kỳ 03 tháng/ lần đối với khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh, 06 tháng/ lần đối với khoản vay tiêu dùng nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh và 12 tháng/ lần đối với khoản vay tiêu dùng nguồn trả nợ từ lương và thu nhập khác. Chi nhánh cần tăng cường hoạt động sau cho vay, đặc biệt đối với nhóm khách hàng liên quan, những khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc thuộc danh mục tăng cường kiểm soát/ hạn chế cho vay của Vietinbank. Việc định giá lại TSBĐ cũng cần được chú trọng, đảm bảo TSBĐ đủ đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng, có biện pháp đề nghị khách hàng bổ sung thêm TSBĐ khi có dấu hiệu suy giảm giá trị TSBĐ đối với tài sản đang nhận thế chấp. TSBĐ là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền, nhà máy,… cần được mua bảo hiểm vật chất với giá trị tối thiểu bằng dư nợ cho vay, Chi nhánh cần thường xuyên rà soát, đảm bảo bảo hiểm còn hiệu lực trong thời gian thế chấp, hạn chế rủi ro khi xảy ra tai nạn hoặc tình huống bất khả kháng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 126 - 127)