Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề tài trong tương la

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 133 - 135)

- Chênh lệch thu chi tăng trưởng 14% /năm Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng 15%/năm

4.6.Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề tài trong tương la

tương lai

Do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài không tránh khỏi tồn tại những hạn chế nhất định:

Thứ nhất: Do hiểu biết, thông tin tiếp cận được còn hạn chế, đề tài chưa có sự nghiên cứu đối với mô hình KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài

Thứ hai: Do hạn chế về mặt thời gian và hạn chế về mặt tiếp xúc với ban lãnh đạo, nên nhiều quan điểm của lãnh đạo chưa được khai thác một cách đầy đủ.

Hiện nay, Vietinbank vẫn đang áp dụng tiêu chuẩn Basel II. Thông qua chương trình Basel II, nhiều dự án quan trọng về QTRR đã được hoàn thành và đạt được kết quả ấn tượng. Đến nay, VietinBank đã sẵn sàng đáp ứng phương pháp luận tính vốn cho các rủi ro trọng yếu bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Bên cạnh đó là sự hoàn thiện phương pháp đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với hướng dẫn của NHNN. Trọng tâm về QTRR trong giai đoạn tiếp theo của VietinBank là hoàn thành chương trình Basel II và tiếp tục triển khai các dự án nghiên cứu để tiến tới áp dụng tiêu chuẩn Basel III. Đồng thời, VietinBank tiếp tục ứng dụng ICAAP nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động có điều chỉnh rủi ro.

4.7. Kết luận

Là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Vietinbank – CN Hà Nội, hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank – CN Hà Nội là cần thiết và mang tính ứng dụng cao

Với mục đích ứng dụng, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Luận văn đã phân tích được đặc điểm của KSNB hoạt động tín dụng và những yếu tố cấu thành, tác động tới KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank – CN Hà Nội

Luận văn cũng đưa ra thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank – CN Hà Nội, ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục của KSNB hoạt động tín dụng và đưa ra những giải pháp để thực hiện những thay đổi đó Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và Vietinbank

Mặc dù những lý luận trong luận văn còn mang tính khái quát cao tuy nhiên đã góp phần giúp Vietinbank – CN Hà Nội có cái nhìn tổng quát về KSNB hoạt động tín dụng của đơn vị; từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết và trình độ, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, ban lãnh đạo của Vietinbank – CN Hà Nội và quý bạn đọc để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

1. Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam: Cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, NXB đại học Kinh tế quốc dân

2. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

3. COSO (2013), Internal Control - Integrated Framework, http://www.coso.org

4. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

5. Đạo luật Ngân hàng Pháp (1941)

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

7. Nguyễn Như Nguyệt (2015): Hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân

8. Nguyễn Quang Quynh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2008): Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính.

9. Phan Thị Hương (2017): Hoàn thiện KSNB hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân

10. Quốc Hội Việt Nam (2011), Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

11. Quốc hội, Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 20/11/2015;

12. Võ Đình Sáu (2016): Một số ngân hàng thương mại yếu kém phải xử lý thời gian qua góc nhìn dưới lăng kính hệ thống kiểm soát nội bộ hiện đại, tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 133 - 135)