UBND huyện Lộc Bình cần ưu tiên về đầu tư cho thị trấn Na Dương vì đây là địa bàn có tiềm năng phát triển rất lớn. Sự ưu tiên trước hết phải được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, cấp nước, thoát nước, các công trình công cộng. Tiếp đó, là thực hiện các dự án nâng cấp và xây dựng hệ thống trường học các cấp, bệnh viện, hệ thống thương mại dịch vụ, hệ thống chợ… Các ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp thị trấn phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn liên quan đến quản lý đất đai và các sai phạm liên quan đến các công trình được đề cập ở trên được giải quyết triệt để, góp phần ổn định đời sống xã hội.
UBND huyện cần thực hiện tốt các chức năng quản lý đất đai như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; trong đó tập trung cho tuyên truyền cho người sử dụng đất các quy định về quyền và nghĩa vụ của họ; có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở, nhất là các vụ việc về lĩnh vực đất đai. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và xã làm công tác quản lý đất đai. Ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý đất đai, hoạt động đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư...Tăng cường công tác thanh tra việc thi hành pháp luật đất đai, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, việc thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai... kiên quyết xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; quy định rõ quyền và trách nhiệm, phương thức phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của huyện với thị trấn trong kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng; chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh nhằm lập lại trật tự xây dựng, quản lý đất đai, giảm lãng phí của cải của xã hội khi giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình.Nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, nhất là các thủ tục liên thông với chính quyền cấp xã và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện.
Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có kế hoạch đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đối cơ cấu giống, mùa vụ, xác định cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng môi trường để đưa vào sản xuất; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, chuyên canh phù hợp với tiềm năng của huyện; tuỳ theo điều kiện từng vùng, từng xã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Các diện tích đất phi nông nghiệp phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên; đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất, tránh hiện tượng để đất hoang hoá, không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng sai muc đích.
Quan tâm xem xét, sớm giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng về quản lý đất công tại thị trấn như: xem xét, xây dựng dự án hoặc cấp kinh phí để thực hiện
việc cấp GCN QSDĐ đối với các khu đất công của cơ quan nhà nước quản lý tại thị trấn; xem xét, rà soát các khu đất trên địa bàn thị trấn của các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng không hiệu quả để báo cáo UBND tỉnh thu hồi đất, giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý theo quy định; đẩy nhanh việc xử lý các khu đất công trước đây là của Công ty Than Na Dương quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất theo hướng xử lý tại báo cáo số 523/BC-UBND ngày 08/12/2017 của UBND huyện Lộc Bình; hướng dẫn UBND thị trấn Na Dương xin giao đất để quản lý đối với hai khu đất nghĩa địa; đề nghị UBND huyện kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất khu đất trạm thuốc lá của Công ty thuốc lá Ngân Sơn (đã nhiều năm không sử dụng), báo cáo UBND tỉnh thu hồi và giao một phần diện tích đất cho UBND thị trấn Na Dương xây dựng nhà văn hóa thôn Na Dương Phố 1.
Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về lĩnh vực quản lý đất đai, nhất là các khâu còn yếu, dễ xảy ra sai sót. Huy động sự vào cuộc tham gia quản lý đất đai đối của các tổ chức đoàn thể, hội viên, đoàn viên và nhân để nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có công tác quản lý đất đai) và các nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực đất đaicủa Hội đồng nhân dân các cấp đi vào thực tiễn đời sống.
KẾT LUẬN
Đất nước đang trên đà phát triển, đặt ra những yêu cầu, thách thức to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá nhưng hữu hạn, cho nên việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng nó phải đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả và phải hợp lý, có tính bền vững, phải được định hướng bằng các chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai.
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã nói chung đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Với chính quyền thị trấn Na Dương, những hạn chế, thách thức đặt ra trong lĩnh vực đất đai vài năm gần đây, đó là: tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn đạt thấp nên các mâu thuẫn phát sinh trong sử dụng đất có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp; ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân chưa cao: nhiều hộ tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, không chấp hành các quyết định hành chính về đất đai của chính quyền thị trấn, tình trạng lấn, chiếm đất công còn xảy ra; các hồ sơ, thủ tục về đất đai của tổ chức, công dân còn chậm được giải quyết…
Từ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã; qua phân tích thực trạng, tình hình quản lý đất đai trên địa bàn, đánh giá tác động của các nội dung quản lý mà chính quyền thị trấn đã thực hiện, tác giả luận văn đã đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn đó là: phải triển khai thực hiện tốt các nội dung QLNN về đất đai quy định trong Luật Đất đai năm 2013, trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho các tầng lớp nhân dân; rà soát và phối hợp xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội;chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thống kê, kiểm kê đất đai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất để có các giải pháp quản lý phù hợp; đảm bảo quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đất đai; giải quyết tốt các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể sử dụng đất đểgiảm tải cho cơ quan cấp trên trong các vấn đề khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, không khai việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục trong lĩnh vực đất đai để nhân dân thực hiện quyền giám sát; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm, chống tiêu cực. Và
kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để góp phần hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn.
Trên cơ sở những phát hiện, nội dung, giải pháp đề xuất, kiến nghị nêu trong đề tài sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn,xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương. Mặt khác, luận văn còn hướng đến cung cấp nguồn tài liệu cho chính quyền cấp xã nói chung để thông qua đề tài có thế nắm bắt được những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp mình.
1. Bộ Nội vụ (2019) Thông tư số 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
2. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
3. Đào Văn Mẫu (2017), Luận văn thạc sỹ quản lý công: “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Học viện Hành chính Quốc gia.
4. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu đồng chủ biên (2019), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. HĐND tỉnh Lạng Sơn (2014) Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND về việc thông qua Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn.
6. Hoàng Thị Thanh Phương (2018) Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế:“Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Nguyễn Thanh Tuấn (2016) Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển: “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ĐăK G Long, tỉnh Đăk Nông”, Đại học Đà Nẵng.
8. Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn Xa đồng chủ biên (2015) Giáo trình quản lí tài sản công, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Thị Kim Nga (2005) Giáo trình Kinh tế tài nguyên và môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt đồng chủ biên (2018), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, NXB Tài chính.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà đồng chủ biên (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
công trên địa bàn thị trấn Na Dương giai đoạn 2016 - 2018 Quốc Hội (2013), Luật Đất đai.
Sở Tư Pháp tỉnh Lạng Sơn (2018) Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn bị tiếp cận pháp luật năm 2019.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân.
UBND huyện Lộc Bình (2014) Quyết định số 3884/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Lộc Bình.
UBND huyện Lộc Bình (2014) Quyết định số 3861/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Lộc Bình.
UBND huyện Lộc Bình (2018) Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện Lộc Bình.
UBND thị trấn Na Dương (2014) Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Na Dương - huyện Lộc Bình
UBND thị trấn Na Dương (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019) Báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý đất đai của UBND thị trấn Na Dương.
UBND thị trấn Na Dương (2017) Quyết định số 67/QĐ-UBND về việc thành lập tổ kiểm tra, rà soát quỹ đất công, tài sản công trên địa bàn thị trấn Na Dương. UBND thị trấn Na Dương (2018) Báo cáo thống kê đất đai thị trấn Na Dương UBND thị trấn Na Dương (2019) Báo cáo công tác quản lý đất đai.
UBND thị trấn Na Dương (2019) Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của UBND thị trấn Na Dương giai đoạn 2017 - 2019.
UBND tỉnh Lạng Sơn (2014) Quyết định số 1004/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao đất cho Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để xây dựng Nhà văn hóa khu 5A.
UBND tỉnh Lạng Sơn (2014) Quyết định số 1025/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao đất cho Ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để xây dựng Nhà văn hóa khu 4.
UBND tỉnh Lạng Sơn (2016) Quyết định số 2262/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại; tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh Lạng Sơn (2018) Quyết định số 2026/2018/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Bình.