Đặc điểm QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã
Nghiên cứu hoạt động QLNN đối với đất đai của chính quyền cấp xã cho thấy những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã mang tính chất mệnh lệnh hành chính cao. Quản lý đất đai của chính quyền cấp xã là một hoạt động quản lý hành chính nhà nước, vì vậy trong quá trình hoạt động luôn mang tính mệnh lệnh hành chính. Tính mệnh lệnh hành chính được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa lãnh đạo chính quyền xã với công chức Địa chính trong các hoạt động điều tra khảo sát tình trạng đất, thống kê, kiểm kê đất,... lãnh đạo chính quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh còn công chức Địa chính có nghĩa vụ thi hành.
Thứ hai, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xãdiễn ra trên phạm vi khá hẹp với những đặc thù khác nhau. QLNN về đất đai của chính quyền trên từng địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc chính quyền cấp huyện. Vì vậy, phạm vi hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã là nhỏ nhất trong bộ máy QLNN về đất đai. Mỗi xã đều có đặc thù riêng của mình nên trong quản lý đất đai của chính quyền mỗi xã đều có sự khác nhau.
Thứ ba, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã có sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý (chính quyền cấp xã) với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất. QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã bao gồm nhiều hoạt động đòi hỏi phải có sự gắn bó mật thiết với các đối tượng sử dụng đất. Vì đây là cơ quan thấp nhất trong bộ máy QLNN về đất đai; do đó, tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện việc quản lý của mình. Đây là đặc điểm khác với các chủ thể QLNN về đất đai của các cấp chính quyền cao hơn khi các chủ
thể cao hơn chỉ tập chung quản lý các vấn đề chung, quan trọng nhất đối với đất đai và ít thiết lập mối quan hệ với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Vai trò QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã
QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã có vai trò quan trọng trong hệ thống QLNN về đất đai.
Thứ nhất, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã có vai trò rất to lớn trong việc góp phần triển khai chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống. Đất đai là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay thì càng được chú trọng. Nhờ sự triển khai của chính quyền cấp xã mà các quan điểm, chủ trương của Đảng được thực hiện trên thực tế bám sát với địa phương. Thông qua đó Đảng và Nhà nước tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối để ngày càng phát triển phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất.
Thứ hai, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai tham gia vào mọi hoạt động của con người, tuy diện tích có giới hạn nhưng nếu biết sử dụng hợp lý, nó có thểtrở thành năng lực sản xuất vô hạn. Thông qua việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, mỗi phần đất sẽ được giao cho các chủ thể khác nhau để thực hiện những mục tiêu quan trọng của địa phương. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng.
Thứ ba, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã góp phần tạo lập và đảm bảo ổn định, công bằng xã hội. Chính quyền cấp xã bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối tượng sử dụng đất trong quan hệ về đất đai thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai. Bằng công cụ pháp luật, chính quyền xã điều chỉnh hành vi của các đối tượng sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất đúng mục đích, phát huy nguồn lực đất. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ là cơ sở để phát hiện những hành vi gây tổn hại đến tài nguyên đất, đưa ra các chế tài xử lý đối với những hành vi này. Thông qua hoạt động QLNN về đất đai để đảm bảo
quyền công bằng cho người dân và giữ ổn định chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.
Thứ tư, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển đất nước như hiện nay; do vậy, với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, điều chỉnh các quan hệ về đất đai, thông qua hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã đã giúp cho người dân biết cách khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này phù hợp và có hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất đai –nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Bất cứ một quốc gia nào, đất đai đều được xem là tài nguyên quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế. Chính quyền cấp xã có nhiệm vụ hàng đầu trong việc bảo vệ khi là cơ quan trực tiếp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, động viên, khuyến khích người sử dụng đất thực hiện các biện pháp bảo vệ đất đai như: cải tạo, bồi bổ đất đai; phủ xanh đất trống đồi trọc; làm tăng độ màu mỡ của đất; sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm… góp phần đắc lực trong việc bảo vệ đất đai.
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã
QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã cần tuân thủ các nguyên tắc:
Một là, nguyên tắc bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước. Là tài sản chung của toàn dân, tài nguyên của quốc gia nên không ai có quyềnchiếm đoạt đất đai làm sản riêng cho mình. Chỉ có chủ thể duy nhất,đại diện hợp pháp cho toàn dân là Nhà nước mới có toàn quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 nêu “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Hai là, nguyên tắc tập trung dân chủ. QLNN về đất đai của chính quyền phải tuân thủ quy định của luật pháp và đảm bảo quyền chủ sở hữu toàn dân về đất đai, bằng các hình thức giám sát của người dân đối với hoạt động QLNN của chính
quyền thông qua Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội tại cấp xã. Thông qua các tổ chức đại diện, người dân có thể đóng góp ý kiến về quản lý và giám sát hoạt động quản lý của chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Ba là, nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và QSDĐ, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng. Theo Luật dân sự,quyền sở hữu đất đai của chủ sở bao gồm các quyền:QSDĐ, chiếm hữu đất đai, định đoạt đất đai. QSDĐlà quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai, khai thác công dụng đất đai của chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng. Thông qua công tác quy hoạch, các chính sách tài chính về đất và các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, người sử dụng đất để đảm bảo hài hoà hai lợi ích trên.
Bốn là, nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế. Về bản chất, quản lý đất đai là một dạng của quản lý kinh tế nên phải tuân thủ nguyên tắc của quản lý kinh tế. Đất đai là điều kiện tồn tại cơ bản của cả xã hội, nhưng nó lại bị giới hạn về diện tích, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục đích hoạt động của xã hội ngày càng tăng lên, theo đó, nguồn lực đất đai ngày càng trở nên khó khăn và hạn hẹp.
Năm là, nguyên tắc phân quyền gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Công chức Địa chính cấp xã phụ trách tham mưu lĩnh vực quản lý đất đai tại địa phương chịu trách nhiệm trước chính quyền cùng cấp trong QLNN về đất đai. Chính quyền huyện thực hiện việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất và có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp xã. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền huyện thực hiện quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã
Quản lý đất đai tại cấp xã sẽ do Hội đồng nhân dân và Chủ tịch UBND giám sát thông qua hoạt động của công chức quản lý về đất đai của xã.
Hiện nay, khác với các cấp từ huyện trở lên sẽ có phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất đai thì ở cấp xã có những công chức có chuyên môn phụtrách,
tham mưu thực hiện công tác quản lý đất đai được gọi là công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (ở xã) và Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường (ở phường, thị trấn). Một đơn vị hành chính cấp xã sẽ có 02 công chức địa chính; theo trình độ chuyên môn được đào tạo, năng lực công tác và tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã phân công 01 trong 02 công chức phụ trách, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia quản lý của công chức hộ tịch.
Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cấp xã
Giám sát
Chịu trách nhiệm trực tiếp
Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho UBND cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực:nông nghiệp,đất đai, tài nguyên,môi trường, giao thông, xây dựng, đô thịvà các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định.
Giám sát về mặt kỹ thuật đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã;
Tổ chức và tham gia các cuộc vận động đối với nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn vào sản xuất, bảo vệ môi trường;
Hội đồng nhân dân cấp xã
Công chức Địa chính- ĐT-XD-MT
Ủy ban nhân dân cấp xã
Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc để báo cáo UBNDcấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;
Tiến hành công việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu và tổng hợp,xây dựng báo cáo về các vấn đề: đất đai, môi trường và đa dạng sinh học, quy hoạch, địa giới hành chính, tài nguyên,giao thông, xây dựng, đô thị, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nơi công chức địa chính công tác;
Chủ trì, phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai, biến động về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn công tác;
Ngoài ra,công chức Địa chính cấp xã phải thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ, công vụ do chính Chủ tịch UBND cấp xã giao cho.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã
1.3.1. Tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quảnlý đất đai lý đất đai
Một trong các nguyên tắc QLNN là chính quyền địa phương cấp dưới phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các văn bản của cơ quan hành chính cấp trên ban hành. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước, chính quyền các cấp cụ thể hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên bằng văn bản và tổ chức thực hiện ở cấp mình, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương.Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai chính quyền cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện, bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh và cấp huyện ban hành. Trên thực tế, chính quyền cấp xã sẽ là đơn vị có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên một
cách kịp thời, hiệu quả khi có thể nắm bắt rõ tình hình tại địa phương để có phương án phù hợp nhất.
“Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó" đã được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác và được xếp ở vị trí đầu tiên trong 13 nội dung QLNN về đất đai. Trọng tâm nội dung này đối với chính quyền cấp xã là tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biếncác văn bản pháp luật về quản lý đất đai đến mọi người dân (Chính quyền cấp xã ít ban hành văn bản quy phạm pháp luật); việc tuyên truyền, phổ biến cần phải thường xuyên, với các hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng. Vì chỉ khi người dân - người chủ sử dụng đất hiểu và nắm được các quy định của pháp luật, biết rõ quyền và trách nhiệm của mình thì các quy định của pháp luật về đất đai mới đi vào thực tiễn đời sống. Làm tốt nội dung này sẽ giúp cho chính quyền cấp xã thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nội dung khác trong QLNN về đất đai.
1.3.2. Quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính và tổchức thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chức thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính
Hồ sơ địa giới hành là hồ sơ phục vụ QLNN về địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng số và dạng giấy thể hiện các thông tin về việc thành lập, điều chỉnh (chia tách, sáp nhập) đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính cấp xã. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã do chính quyền cấp trên trực tiếp xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã được lưu trữ tại UBND cấp xã và UBND cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính vô cùng quan trọng, đảm bảo giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. Sau khi đã xác định và hoàn thành cắm mốc địa giới hành chính sẽ được bàn giao cho UBND cấp xã quản lý; trong quá trình quản lý, do tác động của ngoại cảnh,các mốc địa giới hành chính có thể bị xê dịch, hư hỏng, UBND cấp xã phải kịp thời báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để có biện pháp khắc phục, việc khắc phục sẽ căn cứ vào toạ độ đã được xác định và lưu trong hồ sơ địa giới hành chính.
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. Việc lập bản đồ hành chính cấp xã phải dựa trên nền bản đồ địa giới hành chính cấp xã.
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai là sự tính toán vàphân bổ cụ thể đất đai về vị trí, không gian, số lượng, chất lượng,... phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch đất đai là biện pháp nhằm đảm bảo cho việc sử đụng đất đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp