Giải pháp về tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 84 - 85)

luật về quản lý đất đai

Quần chúng nhân dân là đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước về đất đai. Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân có ý nghĩa chính trị - kinh tế rất lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Hiện nay, sự hiểu biết của nhân dân thị trấn đối với chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế đã gây khó khăn cho công tác QLNN về đất đai. Do đó, chính quyền xã phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin về đất đaiđể đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện quản lý. Hệ thống pháp luật đất đai phức tạp, trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều văn bản hướng dẫn, trong khi đó nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, chính quyền thị trấn cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật đất đai. Hàng năm, xây dựng kế cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ, lựa chọn các hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân; quan tâm việc tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và các nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý đất đai cho đội ngũ trưởng thôn, khối phố và các thành viên Ban Công tác Mặt trận thôn; thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật về đất đai, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, thông báo rộng rãi kết quả để mọi người biết, tạo hiệu ứng dăn đe, ngăn chặn vi phạm. Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên hệ thống phát thanh của thị trấn và các thôn bản, bởi đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất

cao. Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội của thị trấn (Bí thư chi bộ, trưởng các khu thôn, người hoạt động không chuyên trách ở thôn) những kiến thức về luật pháp, quản lý để họ trở thành những hạt nhân nòng cốt trong công tác tuyên truyền; những người này sẽ tổ chức gặp gỡ người dân tạo thành những nhóm ít người và tiến hành tổ chức tranh luận, giải thích, hướng dẫn những vướng mắc, cho người dân về luật đất đai.

Hệ thống luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành về lĩnh vực đất đai thường xuyên có thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, chính quyền thị trấn cần tăng cường chỉ đạo cán bộ, công chức thị trấn phụ trách công tác quản lý đất đai trường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản luật, quy định, hướng dẫn mới ban hành và tích cực tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả; trong quá trình thực hiện, kịp thời đề xuất sửa đổi, điều chỉnh các quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn.

Tăng cường trách nhiệm của công chức Địa chính phụ trách công tác quản lý đất đai; giao việc cụ thể, xác định rõ thời gian, tiến độ hoàn thành và thường xuyên kiểm soát, đôn đốc nhắc nhở nội dung công việc được giaotrong triển khai thi hành Luật Đất đai và các văn bản khác tại thị trấn để thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch theo đúng thời gian đã đề ra, đảm bảo chất lượng, trọng tâm và hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý đất đai. Quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w