về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
quan quản lý nhà nước được hoàn thiện, hiệu quả. Những vi phạm, điểm bất hợp lý sẽ được phát hiện thông qua việckiểm tra trong quản lý đất đai vàkịp thời xử lý, điều chỉnh cho phù hợp.
Theo chức năng, nhiệm vụ quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát đối tượng sử dụng đất đai ở tại địa phương mình quản lý trong việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và quyết định xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đất đai theo thẩm quyền. Pháp luật quy định, công chức địa chính được phân công phụ trách công tác quản lý đất đai có trách nhiệm giúp UBND cấp xã kiểm tra việc thực hiện pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn;việc kiểm tra và trình tự xử lý vi phạm về đất đai phải đảm bảo đúng quy định, trình tự, thủ tục và chặt chẽ.
Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Để cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bên cạnh các quy định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, pháp luật cũng quy định hết sức đầy đủ, chặt chẽ việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai (kể cả vi phạm của người sử dụng đất và người quản lý đất đai). Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, như: việc chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển QSDĐ trái phép, việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích… và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Để tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, pháp luật quy định: người nào thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp và có hành vi khác gây thiệt hại đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đến tài nguyên đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ở cấp xã, nếu phát hiện công chức địa chính có vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ, như: không đảm bảo về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quyền
của người sử dụng đất, cấp GCN QSDĐ,thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất… thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho người có kiến nghị biết trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhậnđược đơn kiến nghị.
1.3.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề rất rộng và do nhiều cấp, nhiều cơ quan thực hiện như: chính quyền các cấp và Tòa án. Tuy nhiên, nội dung giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền cấp xã chủ yếu là thực hiện hòa giải giữa các chủ thể tranh chấp; đây là biện pháp được Nhà nước khuyến khích vì nếu hòa giải thành ở cơ sở sẽ hạn chế các mâu thuẫn trong xã hội và giảm gánh nặng cho ngành Tòa án và chính quyền các cấp trong giải quyết các vụ án, đơn thư về đất đai.
Khi phát sinh tranh chấp về đất đai, hầu hết các vụ việc sẽ được giải quyết bước đầu ở thôn, tổ dân phố do Tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố được thành lập theo quyết định Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện (gồm Trưởng thôn, khối phố làm Tổ trưởng và các thành viên là thành viên Ban Công tác Mặt trận). Nếu việc hòa giải này không thành, thì Tổ hòa giải gửi đơn của tổ chức, cá nhân đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn; thành phần Ban hòa giải của xã gồm các thành viên là đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, một số thành viên khác là cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ có liên quan; việc hòa giải phải được lập thành biên bản và được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND cấpxã chuyển kết quả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về QLĐĐ; nếuhoà giải thành nhưng có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì:với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư với nhau, biên bản hòa giải ở cấp xã được gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường, đối với các trường hợp khác biên bản hòa giải sẽ được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCN QSDĐ. Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì do Toà án hoặc UBND cấp trên giải quyết.
Giải quyết khiếu nại về, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Một trong những công cụ để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao để quản lý nhà nước về đất đai đó là ban hànhcác quyết định hành chính, có các hành vi hành chính; các quyết định, hành vi hành chính phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng đất có căn cứ chứng minh quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ thì họ có quyền khiếu nại để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân này xem xét lại quyết định và hành vi nêu trên.
Là một chủ thể quản lý nhà nước, khi ban hành các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vi hành chính,UBND cấp xã cần hết sức chú ý tính đúng đắn, hợp pháp, sự phù hợp và đảm bảo chặt chẽ để giảm thiểu sai sót, giảm thiểu khiếu nại.
Khi phát hiện bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất,công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai đó gọi là tố cáo về đất đai. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai được pháp luật quy định như sau:Hành vi vi phạm pháp luật đất đai bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Người bị tố cáo về hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Người bị tố cáo về hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực đất đai là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách
nhiệm giải quyết.
Từ quy định nêu trên cho thấy, phạm vi giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền cấp xã không rộng nên thường ít phát sinh; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bỏ xót, xem nhẹ, thậm chí cho qua hoặc giải quyết không đúng quy trình quy định, không đúng thực tế khi có khiếu nại, tố cáo vì các lí do cá nhân, sợ mất lòng trong nội bộ, thiếu kinh nghiệm điều này ảnh hưởng vô cùng lớn và xấuđối với công tác QLĐĐ. Ở nhiều nơi, do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có xuất phát điểm thấp, không được đào tạo bài bản, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, ngại nghiên cứu, học tập, rèn luyên nêntình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, cửa quyền ở một bộ phận công chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp chậm khắc phục. Để khắc phục những hạn chế này ở cấp xã, cơ quan cấp trên cần phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên và phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm tra, hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trong lĩnh vực đất đai nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tạo sự ổn định trong đời sống xã hội của địa phương.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã
1.4.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền cấp xã
Quá trình QLNN về đất đai có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã thì có những yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ chính quyền cấp xã như sau:
Công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã có đạt được hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu hay không phần nhiều phụ thuộc vào nhân lực, bộ máy những người được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý về đất đai. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả, trước hết cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, rõ người, rõ việc, không chồng chéo, trùng lắp; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân nhân trong bộ máy chính quyền; người đứng đầu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với từng cá nhân và có khen, chê kịp thời.
Người được giao nhiệm vụ, nhất là công chức địa chính được giao phụ trách tham mưu công tác quản lý đất đai phải có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao và tận tâm, tận tụy với công việc; do là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai, nếu không có năng lực và phẩm chất nêu trên sẽ rất dễ mắc sai lầm, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã sẽ không hiệu quả.
Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền cấp xã quyết định, ảnh hưởng trực tiếp và là căn cứ, là nền tảng cơ sở để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ QLNN về đất đai và xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã. Việc xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã phải phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã nói chung, đồng thời phải thể hiện rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã đối với công tác QLNN về đất đai theo từng thời kỳ, từng giai đoạn.
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của chính quyền cấp xã:
Đất đai có tính cố định và là sản phẩm của tự nhiên nên các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu có ảnh hưởng và chi phối hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã. Các hoạt động đo đạc, khảo sát, đánh giá đất trên thực địa sẽ đượctiến hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí có nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi và ngược lại; vì vậy, khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất.
Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi, một bộ phận không nhỏ người dân bị thu hồi đất để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gây nên những biến động về
đất đai và tác động trực tiếp đến công tác QLNN về đất đai trên địa bàn. Do đó quản lý về đất đai cũng phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế của địa phương.
Tình hình, đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương như: yếu tố dân số, trình độ dân trí, vấn đề việc làm, môi trường, xóa đói giảm nghèo… có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác cấp GCN QSDĐ, thu hồi, giao đất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai.
Một trong những yếu tố tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với công tác QLNN về đất đai đó là chính sách, văn bản pháp luật từ Trung ương, các quy định, quy chế, văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách của địa phương về lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các cơ chế, chính sách, luật và quy định về vấn đề đất đaithiếu tính ổn định, còn có nhiều hạn chế nên phải thường thường xuyên sửa đổi, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở.
Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất là yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy: nơi có trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật về đất đai sẽ bị hạn chế dẫn đến việc chấp hành không tốt; còn ở khu vực dân trí cao thì người dân thường chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân hoặc cố tình hiểu sai chính sách pháp luật để đòi hỏi quyền lợi cá nhân.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG,
HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Vị trí, đặc điểm tự nhiên và tình hình sử dụng đất đai ở thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Vị trí, đặc điểm tự nhiên của thị trấn Na Dương
Na Dương là một thị trấn nằm ở phía đông nam của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với diện tích 1146,09 ha (số liệu năm 2019) trải rộng trên tọa độ 21,4131’độ vĩ bắc – 106,580’ độ kinh đông đến 21,69194° độ vĩ bắc - 106,96667° độ kinh đông. Na Dương nằm tiếp giáp với các vùng:
- Phía Đông, Đông Bắc giáp xã Sàn Viên. - Phía Nam giáp xã Lợi Bác.
- Phía Tây, Tây Bắc giáp xã Đông Quan.
Nằm ở khu vực biên giới của tỉnh Lạng Sơn, trải dài theo quốc lộ 4B nối thành phố Lạng Sơn với cảng Mũi Chùa - Quảng Ninh. Do vậy, giao thông đi lại thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán cho nhân dân thị trấn và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Thị trấn Na Dương có địa hình phổ biến núi cao. Độ cao cao nhất tại khu vực đồi từ 350 - 400 m, phần địa hình thấp ở khu vực thung lũng có độ cao 260 - 280m. Những khu vực này trồng bạch đàn, thông là chủ yếu, không có rừng nguyên sinh. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng và có giá trị lớn, được Đảng bộ - chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm bảo vệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.