Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 45)

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác ĐKĐĐ, cấp GCN QSDĐ

Chủ sử dụng đất, loại hạng đất, diện tích đất luôn có sự biến động trong quá trình con người sử dụng đất.Vì vậy, ĐKĐĐ là một biện pháp cần thiết để Nhà nước theo dõi tình hình sử dụng và biến động thường xuyên của nó; sau khi đăng ký quyền sử dụng, đất đai được công nhận sử dụng một cách hợp pháp là điều kiện để được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. GCN QSDĐ là chứng thư pháp

lý của người sử dụng đất; mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất đều được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp GCN QSDĐ khi có đủ điều kiện; chỉ khi được cơ quan nhà nước cấp GCN QSDĐ,người sử dụng đất mới có đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ cấp huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục ĐKĐĐ, tài sản khác gắn liền với đất; cấp lại, cấp đổi, cấp lần đầu giấy chứng nhận QSDĐ; UBND cấp xã nơi có đất chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (không có thẩm quyền giải quyết) trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã; trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ để giải quyết.

Ngoài ra, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất trên cơ sở các giấy tờ về quyền sử dụng. Đất đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND cấp xã quản lý, sử dụng. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích và đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở,các công trình công cộng như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân thể thao, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa, khu vui chơi, giải trí và các công trình công cộng khác của địa phương.

Lập và quản lý hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ QLNN đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính và các loại sổ:sổ mục kế đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ địa chính. Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về: vị trí, diện tích, số hiệu, kích thước, hình thể;về người sử dụng thửa đất; nguồn gốc, mục đích và thời hạn sử dụng đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính và việc đã hay chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; GCN QSDĐ, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất; những biến động trong quá trình sử dụng

đất và các thông tin khác có liên quan.

UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan cấp trên lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính (bộ lưu tại UBND cấp xã); chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ: bản sao hồ sơ địa chính, bản trích sao hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý, cập nhật và các giấy tờ kèm theo do Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến để chỉnh lý và cập nhật bản sao hồ sơ địa chính;bảo đảm các điều kiện để phục vụ tốt cho việc bảo quản hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan đến hồ sơ địa chính. Công chức địa chính cấp xã chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính; bảo quản định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w