Bộ máy quản lý nhà nước về đất đaicủa chính quyền cấpxã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 37)

Quản lý đất đai tại cấp xã sẽ do Hội đồng nhân dân và Chủ tịch UBND giám sát thông qua hoạt động của công chức quản lý về đất đai của xã.

Hiện nay, khác với các cấp từ huyện trở lên sẽ có phòng Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất đai thì ở cấp xã có những công chức có chuyên môn phụtrách,

tham mưu thực hiện công tác quản lý đất đai được gọi là công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (ở xã) và Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường (ở phường, thị trấn). Một đơn vị hành chính cấp xã sẽ có 02 công chức địa chính; theo trình độ chuyên môn được đào tạo, năng lực công tác và tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã phân công 01 trong 02 công chức phụ trách, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia quản lý của công chức hộ tịch.

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cấp xã

Giám sát

Chịu trách nhiệm trực tiếp

Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho UBND cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực:nông nghiệp,đất đai, tài nguyên,môi trường, giao thông, xây dựng, đô thịvà các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định.

Giám sát về mặt kỹ thuật đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã;

Tổ chức và tham gia các cuộc vận động đối với nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn vào sản xuất, bảo vệ môi trường;

Hội đồng nhân dân cấp xã

Công chức Địa chính- ĐT-XD-MT

Ủy ban nhân dân cấp xã

Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc để báo cáo UBNDcấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;

Tiến hành công việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu và tổng hợp,xây dựng báo cáo về các vấn đề: đất đai, môi trường và đa dạng sinh học, quy hoạch, địa giới hành chính, tài nguyên,giao thông, xây dựng, đô thị, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nơi công chức địa chính công tác;

Chủ trì, phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai, biến động về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn công tác;

Ngoài ra,công chức Địa chính cấp xã phải thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ, công vụ do chính Chủ tịch UBND cấp xã giao cho.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 37)

w