Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đất đai ở thị trấn Na

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78 - 81)

trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

* Nguyên nhân khách quan

- Do địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở ảnh hưởng đến việc đi lại, đo đạc số liệu, thống kê, lập hồ sơ.

- Ý thức của người dân đối với việc chấp hành pháp luật về đất đai còn kém. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên đại bộ phận chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật, xảy ra vi phạm về sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công. Người dân chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như quyền lợi của chủ sở hữu quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc mang tâm lý mặc kệ chưa có nhu cầu để thực hiện các quyền đó.

- Hệ thống văn bản pháp luật đất đai mặc dù đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng, còn nhiều vấn đề phức tạp chưa được làm rõ nên còn bỏ ngỏ, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Thời gian ban hành các văn bản quy phạm từ cấp trên còn chậm, khi triển khai lại gặp phải các vướng mắc do không phù hợp với thực tiễn điều kiện tại địa phương.

- Các vấn đề về tồn tại trong quá trình quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Ở giai đoạn trước, thủ tục cũng như nội dung quản lý còn tồn tại nhiều vướng mắc nhưng vào thời điểm đó chưa có cơ sở hay biện pháp để giải quyết một cách dứt khoát.

- Công tác lưu giữ tài liệu, đặc biệt là các hồ sơ trong giai đoạn luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đã bị hư hỏng và thất lạc nhiều nên ảnh hưởng đến việc khai thác các thông tin về nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp. Các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác đo đạc điều tra đánh giá quá trình hình thành sử dụng đất đai còn thiếu, chưa đủ để đáp ứng cho công tác chuyên môn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền trong quản lý nhà nước về đất đai có lúc còn chậm, thiếu quyết liệt. Việc kiểm tra đôn đốc của các ban ngành lãnh đạo cấp trên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phối hợp với cấp dưới chưa sâu sát. Chất lượng tham mưu, tư vấn các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của đội ngũ cán bộ, công chức và các cơ quan chuyên môn còn hạn chế.

- Trình độ năng lực của công chức thị trấn, cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế. Bởi công chức địa chính thị trấn số lượng ít nhưng khối lượng công việc tương đối lớn, phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trong đó việc phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác giữa các xã đã khiến khả năng tiếp cận, nắm bắt tình hình thực tế địa

phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời, xảy ra tình trạng người trước làm sai sau đó được luân chuyển đi nơi khác, người đến sau khi tiếp nhận công việc lại phải giải quyết những hậu quả do hành vi của người khác gây ra.

- Cải cách thủ tục hành chính ở thị trấn kết quả mang lại chưa rõ nét, chưa xác định được các khâu then chốt để tạo ra bước đột phá.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ TRẤN NA DƯƠNG,

HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước vềđất đai của chính quyền quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w