Mục tiêu quản lý nhà nước về đất đaicủa chính quyền thị trấn Na

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 81 - 82)

Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Xác định mục tiêu QLNN về đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Với những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì việc khai thác và quản lý, sử dụng đất đai để phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương cần hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, kết hợp với bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung QLNN về đất đai quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tập trung khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất. Khi quỹ đất có hạn, việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của thị trấn. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn, tận dụng đưa phần diện tích đất chưa sử dụng còn lại vào khai thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, tránh để tình trạng đất hoang hoá.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, phục vụ yêu cầu phát triển cụm công nghiệp Na Dương và mở rộng thị trấn Na Dương về phía Tây. Tăng cường các biện pháp bảo vệ diện tích đất trồng lúa;thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành và phát triển vùng trồng cây ăn quả ven hồ Nà Cáy, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung.

Sử dụng hợp lý các loại đất chuyên dùng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng đô thị văn minh, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn để ổn định đời sống dân cư.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đến đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; đề xuất rút gọn các thủ tục thuộc thẩm quyết giải quyết của UBND cấp xã; giảm số thủ tục trả kết quả chậm muộn, nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng hệ thống bản đồ số và cơ sở dữ liệu đất đai từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hạn chế tối đa các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến quản lý và sử dụng đất trên địa bàn bằng các biện pháp quản lý khoa học, hiệu quả. Tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với chính quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 81 - 82)