Giải pháp trong quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 87)

hành chính, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Tiếp tục quản lý hồ sơ địa chính, bản đồ hành chính một cách cẩn thận, lên các phương án dự trù các rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại đối với công tác bảo quản để có biện pháp bảo quản tốt nhất. Việc bảo quản các loại hồ sơ này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác QLĐĐ. Khi xảy ra các tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng hoặc giữa các đơn vị hành chính thì đây sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng để giải quyết các mâu thuẫn. Mốc giới cần được làm cẩn thận, đảm bảo bền, chắc và được giao cho hộ gia đình, cụm dân cư phụ trách quản lý, bảo vệ.

Khắc phục tồn tại, hạn chế ở một số khu, thôn, cần tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất với cơ quan cấp trên; đảm bảo thời gian, tính liên tục, đồng bộ trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Thường xuyên rà soát, đề nghị điều chỉnh những điểm không hợp lý trong QHSDĐ của thị trấn sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo tính thống nhất giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng. Phân kỳ, lộ trình thực hiện cụ thể để có các chính sáchquản lý và sử dụng đất thích hợp.

QHSDĐ phải đánh giá khách quan, đầy đủ các yếu tổ, điều kiện địa lý, nguồn tài nguyên, xác định đúng vai trò, chức năng đất đai, có tính tới sự cân bằng giữa phát triển cũ và mới, có tính đến các quỹ đất dự phòng. Rà soát cụ thể các khu đất chưa sử dụng, đất dễ bị lấn chiếm, đất giáp ranh giữa dân cư và ao hồ, công trình công cộng của từng khu thôn và giao cho từng đơn vị, từng cá nhân chịu trách nhiệm quản lý; tăng cường kiểm tra, khắc phục triệt để tinh thần "làng xã" trong quản lý, hạn chế các ngành công nghiệp, ngành nghề gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn. Đồng thời cân đối đất đai, cơ sở vật chất và tạo lập môi trường thích hợp cho người dân được sống, làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất trong điều kiện có thể. UBND thị trấn cần căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đồng thời tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Công khai của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo cơ sở để khắc phục được tình trạng lãng phí trong quản lý và sử dụng đất, tránh tình trạng dựa vào quy hoạch để tham nhũng, tạo môi trường xấu trong đầu tư; khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo giữa quy hoạch xây dựng với các loại quy hoạch khác. Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm

năng đất đai tại địa phương, hạn chế tối đa việc lấy vào đất chuyên trồng lúa. Trước nhu cầu ngày càng tăng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh, chính quyền thị trấn cần kiên quyết giữ ổn định diện tích đất rừng và đất trồng lúa năng suất cao nhằm đảm bảo sự hài hòa về kinh tế - xã hội - môi trường. Đối với quy hoạch sản xuất kinh doanh cần đảm bảo nguyên tắc: Không điều chỉnh quy hoạch theo hướng mở rộng diện tích nếu diện tích cũ vẫn chưa lấp đầy các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Tiếp tục thực hiện tốt các công tác quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w