Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về đất đaicủa chính quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 32)

1.1. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc quản lý nhànước về đất đai của chính quyền cấp xã nước về đất đai của chính quyền cấp xã

1.1.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai của chínhquyền cấp xã quyền cấp xã

Khái niệm QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã

Vai trò của đất đai được xác định theo Các - Mác: ‘‘Đất đai là đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất’’. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành sản xuất và mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Cùng với lao động và vốn, đất đai chính là một trong ba nguồn lực chính của mọi nền sản xuất. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho dù xác lập mô hình sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân) về đất đai hoặc đa dạng hóa các hình thức sở hữu về đất đai thì Nhà nước đều thực hiện việc quản lý đối với đất đai. Có thể hiểu QLNN về đất đai như sau: “QLNN đối với đất đai là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai.”

QLNN về đất đai là một công việc phức tạp, là sự quản lý trực tiếp và gián tiếp bởi nhiều cơ quan và cấp độ khác nhau (theo ngành và lãnh thổ). Ở nước ta hiện nay, nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành, các cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về đất đai thì chính quyền cấp xã, xã, phường, thị trấn là cơ quan địa phương thấp nhất được Nhà nước giao trách nhiệm QLNN về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai 2013. Một mảnh đất tại một vị trí địa lý nhất định phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng như chính quyền xã, xã, phường, thị trấn tiếp đó là đến chính quyền các cấp cao hơn như chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh… tùy thuộc vào nhiệm vụ quyền hạn của các cấp được Nhà

nước giao. Như vậy ta có thể rút ra khái niệm: “QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã là sự phối hợp để thực hiện tốt các nội dung quản lý được giao của chính quyền cấp xã với các đơn vị khác thuộc hệ thống QLNN về đất đai được pháp luật quy định, nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai mang lại môi trường thuận lợi nhất cho người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng có hiệu quả nhất cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vì con người, cộng đồng, xã hội.” Trong đó nội dung được giao cho chính quyền cấp xã bao gồm 8 nội dung cơ bản được đề cập trong phần sau của luận văn bao gồm: Tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý đất đai; Quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

Mục tiêu QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã là một cơ quan nằm trong hệ thống QLNN về đất đai, do đó chính quyền cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình về quản lý đất đai nhằm thực hiện các mục tiêu:

- Thực hiện tốt các nội dung QLNN về đất đai quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Sử dụng quỹ đất của địa phương một cách hợp lý.

- Thống kê, kiểm kê đất đai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai ở địa phương.

- Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình để giảm tải cho cơ quan cấp trên trong các vấn đề khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực trong hoạt động quản lý đất đai.

1.1.2. Đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về đất đai của chínhquyền cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w