Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 94 - 96)

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đất đai

Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình thực tiễn là rất lớn. Để củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thị trấn, cần chú trọng vai trò của Chủ tịch UBND thị trấn và công chức Địa chính thị trấn. Đó là những người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai ở cấp cơ sở. Bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn. Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho công chức Địa chính rõ ràng, chi tiết để thực hiện; cử công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ như về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật đất đai trong cơ chế thị trường; không bố trí cho công chức Địa chính thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc khác để có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn.

Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác Địa chính, trong đó chú trọng cả về phẩm chất, đạo đức chính trị và trình độ, năng lực chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng trong đánh giá, phân loại công chức và khen thưởng hằng năm; xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công việc, gây nhũng nhiều, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ tư cách, phẩm chất, trình độ, năng lực.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về đất đai

Việc đưa trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin đang là một xu thế tất yếu trong QLNN về đất đai và cũng đã khẳng định được tính ưu việt của nó trong thực tế triển khai. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ QLNN về đất đai là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy hiệu quả quản lý đất đai lên tầm cao mới. Để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, trước hết cần phải đào tạo, bồi dưỡng khả năng vận hành, sử

dụng cho cán bộ, công chức Địa chính của thị trấn; đầu tư trang thiết bị hiện đại, kết nối, đồng bộ với hệ thống thiết bị của ngành dọc cấp trên; quản lý, khai thác có hiệu quả các dữ liệu đất đai phục vụ hoạt động QLNN của chính quyền thị trấn.

Quá trình đo vẽ, đăng ký ban đầu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xây dựng và chỉnh lý biến động đất đai vào cơ sở dữ liệu. Các cơ chế, chính sách và quy định cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo thị trấn, đào tạo cán bộ tại chỗ về quản trị hệ thống, đào tạo về quản trị các hệ thống thông tin đất đai. Từ nay đến năm 2025, tiếp tục thực hiện tốt công tác đo đạc, xây dựng lại hệ thống bản đồ địa chính của thị trấn, từng bước tin học hóa thông tin cơ sở dữ liệu về đất đai. Đảm bảo các điều kiện về thiết bị, công nghệ cho công tác quản lý đất đai. Tăng cường tài chính cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác địa chính được thuận tiện, dễ dàng. Chú trọng đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực quản lý đất đai. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính trong quản lý đất đai với sự hỗ trợ tích cực của khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ tạo tiền đề rất lớn trong thực hiện tốt công tác quản lý đất đai tại thị trấn. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện công nghệ tin học cho đội ngũ phụ trách công tác quản lý đất đai để thay thế việc quản lý các dữ liệu bằngphương pháp thủ công truyền thống hiện nay, tăng độ chính xác, tiện lợi, giải phóng lao động.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền thị trấn có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền thị trấn cần thực hiện một số giải pháp như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại thị trấn, phục

vụ người dân và doanh nghiệp với thái độ nhiệt tình, cởi mở, niềm nở, thân thiện;rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế những nội dung của văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành nhưng còn có sự chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân; cần đặc quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu tại thị trấn tạo cơ sở thuận lợi cho cơ quan chuyên môn cấp trên có thể thực hiện tốt các công việc liên quan; niêm yết đầy đủ, công khai các thủ tục hành chính về đất đai tại UBND thị trấn; đề xuất và thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về đất đaitại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thị trấn, các thủ tục liên thông với cơ quan chuyên môn cấp trên, phấn đấu giải quyết 100% hồ sơ thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai đủ điều kiện đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định; chuẩn bị các điều kiển và tổ chức thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai thông qua dịch vụ công trực tuyến; phát triển hệ thống thông tin đất đai chính xác, cập nhật đầy đủ, kịp thời, thể hiện toàn bộ hồ sơ đăng ký đất đai, các thửa đất, người sử dụng đất, bảo đảm công khai và minh bạch; quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cập nhật kịp thời các biến động về đất đai. Vai trò của UBND thị trấn, cùng với đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở khu thôn, công an viên là rất quan trọng, vì đây là những người hàng ngàytrực tiếp sống trong dân, biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn.

Kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ công chức phụ trách hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thị trấn. Tăng cường chất lượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát hiện và kịp thời xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm trong quản lý sử dụng đất. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, thường xuyên kiểm tra, gắn trách nhiệm cá nhân và xử lý nghiêm nếu để xảy ra sơ xuất, sai sót, vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w