Quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính và tổ chức thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 38 - 40)

chức thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính

Hồ sơ địa giới hành là hồ sơ phục vụ QLNN về địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng số và dạng giấy thể hiện các thông tin về việc thành lập, điều chỉnh (chia tách, sáp nhập) đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính cấp xã. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã do chính quyền cấp trên trực tiếp xác nhận. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã được lưu trữ tại UBND cấp xã và UBND cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính vô cùng quan trọng, đảm bảo giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. Sau khi đã xác định và hoàn thành cắm mốc địa giới hành chính sẽ được bàn giao cho UBND cấp xã quản lý; trong quá trình quản lý, do tác động của ngoại cảnh,các mốc địa giới hành chính có thể bị xê dịch, hư hỏng, UBND cấp xã phải kịp thời báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để có biện pháp khắc phục, việc khắc phục sẽ căn cứ vào toạ độ đã được xác định và lưu trong hồ sơ địa giới hành chính.

Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. Việc lập bản đồ hành chính cấp xã phải dựa trên nền bản đồ địa giới hành chính cấp xã.

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch đất đai là sự tính toán vàphân bổ cụ thể đất đai về vị trí, không gian, số lượng, chất lượng,... phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch đất đai là biện pháp nhằm đảm bảo cho việc sử đụng đất đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, các ngành sản xuất. Kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch; vì thế, quy hoạch đất đai phải gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. QHSDĐ của cấp xã được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là QHSDĐ chi tiết.

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện bằng việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. UBND cấp xã có trách nhiệm: công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các tài liệu về QHSDĐ chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và các dự án, công trình đầu tư đã được xét duyệt; chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát hiện, ngăn chặn, xử lýhoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch đã được công bố. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xác định nhu cầu sử dụng,lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Báo cáo kết quả định kỳ hằng năm về thực hiện kế hoạch sử dụng đất của địa phương với cấp trên. Công chức địa chính tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp phát hiện nhu cầu thực tế cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì báo cáo UBND cấp xã về nhu cầu đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w