thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xãđược Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015quy định; trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn đến năm 2025, UBND thị trấn xác định phương hướng và một số nhiệm vụ để hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn đến năm 2025 như sau:
Thứ nhất là, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai.Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả, đưa Luật Đất đai năm 2013 vào cuộc sống, phát huy nguồn lực đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển thị trấn Na Dương, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN về đất đai trong thời gian qua, tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đất đai cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân.
Thứ hai là, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn trong từng thời kỳ, giai đoạn và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, phát hiện những điểm không phù hợp, những dự án không có tính khả thi để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, khắc phục triệt để tình trạng quy hoạch “treo”; tổ chức cắm mốc giới công khai quy hoạch các tuyến đường, khu vực dễ bị lấn chiếm và giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý. Đến năm 2025 cần tận dụng triệt để, hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng để bố trí cho nhu cầu xây dựng khu nhà ở, làm các công trình công cộng - xã hội...
Thứ ba là, cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải làm đúng thời hạn, phục vụ nhân dân nhiệt tình, minh bạch, đúng trách nhiệm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, kiến nghị thu hồi đất không sử dụng, chậm tiến độ sử dụng, sử dụng không đúng mục đích… Tiếp tục thực hiện việc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai mới phát sinh và các vụ việc tranh chấp đất đai còn tồn đọng lâu ngày chưa giải quyết dứt điểm.
Thứ tư là, tiếp tục thực hiện tốt công tác đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai, cấp đổi, cấp mới GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Rà soát, thống kê số hộ dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụng đất để lên phương án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ mục tiêu hiện đại hóa hành chính, xây dựng bản đồ số và từng bước tin học hoá hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thị trấn.
Thứ năm là, ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, phát triển hệ thống đường giao thông, các công trình công cộng… nhằm làm tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của thị trấn.
Thứ sáu là, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức của công chức làm công tác QLNN về đất đai tại thị trấn. Tiếp cận phương thức quản lý
mới, từng bước hiện đại hóa; đổi mới phương thức QLNN về đất đai theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể, phân công công việc một cách hợp lý.